goi tu van chat zalo chat fb
  • 0914 844 666

Bệnh đau dạ dày – nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị hiệu quả

 

Đau dạ dày có thể nói là một trong những căn bệnh gây nên nhiều phiền toái nhất cho người bệnh. Không chỉ là những cơn đau từ âm ỉ đến giữ dội mà căn bệnh này còn tiềm ẩn rất nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Kiến thức đầy đủ từ A-Z về Bệnh đau dạ dày – Nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng và chữa trị sẽ được cung cấp chi tiết đến bạn đọc thông qua bài viết hôm nay.

Bệnh đau dạ dày – Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị hiệu quả

Cứ 10 người thì có 7 người bị bệnh lý đau dạ dày

1. Đau dạ dày là gì? Vị trí đau dạ dày ở đâu?

Bệnh đau dạ dày hay còn gọi là đau bao tử, trong tiếng Anh gọi là Stomachache là hiện tượng lớp niêm mạc dạ dày bị tổn thương không được chữa trị dẫn đến tình trạng viêm loét. Bệnh dạ dày gây nên những cơn đau bao tử kéo dài, thường xuyên vào ban đêm và rạng sáng. 

Vị trí đau dạ dày ở đâu? Đau dạ dày bên nào?

Theo Ths.Bs Nguyễn Thị Tuyết Lan, nguyên Trưởng khoa Khám bệnh, bệnh viện y học cổ truyền trung ương, 3 vị trí đau phổ biến có thể kể đến:  

  • Đau thượng vị (vùng bụng trên rốn)
  • Đau âm ỉ vùng bụng giữa 
  • Đau vùng bụng phía trên bên trái 

2. Những biến chứng nguy hiểm của bệnh đau dạ dày

Đau dạ dày ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống hàng ngày của người bệnh. 90% bệnh nhân đau dạ dày được hỏi đều cho biết cảm thấy không thoải mái và không hài lòng trong công việc, sinh hoạt, hay đời sống tình dục.

Không chỉ làm giảm chất lượng cuộc sống, bệnh đau dạ dày nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, đe dọa đến sức khỏe, tính mạng người bệnh. Các chuyên gia đã chỉ ra những biến chứng điển hình của bệnh đau dạ dày bao gồm:

  • Viêm dạ dày mãn tính
  • Loét dạ dày; Thủng dạ dày; Xuất huyết dạ dày
  • Hẹp môn vị
  • Ung thư dạ dày

Với mức độ nguy hiểm không thể xem thường, mọi người cần nắm vững được những triệu chứng đau dạ dày để nhận biết và có hướng điều trị kịp thời. Dưới đây là những dấu hiệu đau dạ dày điển hình được các chuyên gia chỉ ra.

Bệnh đau dạ dày – Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị hiệu quả

Bệnh đau dạ dày có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm

3. NĂM triệu chứng đau dạ dày điển hình dễ nhận biết nhất

3.1. Đau thượng vị

  • Đau thượng vị là dấu hiệu đau dạ dày phổ biến nhất hiện nay. Đó là những cơn đau kéo dài ở thượng vị, gây nên nhiều khó chịu, đau đớn cho người bệnh.
  • Cơn đau thượng vị trong bệnh dạ dày cũng thường xuất hiện thường xuyên vào ban đêm, theo từng cơn, dai dẳng và âm ỉ, khiến người bệnh rất khó ngủ. Tình trạng lặp lại thường xuyên sẽ gây suy nhược cơ thể, sức khỏe của người bệnh vì thế cũng yếu đi.

3.2. Buồn nôn

  • Khi bạn gặp phải các triệu chứng như buồn nôn, đầy hơi, khó tiêu, ợ chua thì rất có thể bạn đã bị bệnh đau dạ dày. Nguyên nhân dẫn đến các triệu chứng trên là do lớp niêm mạc dạ dày bị tổn thương, chức năng hệ tiêu hóa bị đảo lộn, thức ăn được đưa vào bị ứ đọng.

3.3. Chảy máu tiêu hóa

  • Chảy máu tiêu hóa là một dấu hiệu nguy hiểm của bệnh dạ dày, báo hiệu tình trạng bệnh đang diễn biến xấu đi, cần được can thiệp y tế ngay. 
  • Biểu hiện điển hình của tình trạng chảy máu tiêu hóa là nôn ra máu, máu lẫn trong phân, phân đen có mùi hôi tanh. Ngoài ra, trong tình trạng mất máu cấp, người bệnh sẽ cảm thấy choáng váng, hoa mắt, tụt huyết áp. Đây là những dấu hiệu nguy hiểm cần được cấp cứu và chữa trị kịp thời, nếu không có thể đe dọa đến tính mạng.
  • Nguyên nhân của triệu chứng chảy máu tiêu hóa trong bệnh đau dạ dày đó là do lớp niêm mạc dạ dày bị tổn thương không được chữa trị kịp thời thời. Các mạch máu bị tắc giãn, gây chảy máu trong bao tử. Các bệnh về dạ dày thường gây ra tình trạng chảy máu tiêu hóa có thể kể đến như: loét dạ dày tá tràng, viêm dạ dày cấp do dùng thuốc, ung thư dạ dày…

3.4. Chán ăn

  • Hầu như người bệnh đau dạ dày nào cũng gặp phải tình trạng chán ăn. Nguyên nhân được chỉ ra là do sự ám ảnh về những triệu chứng sau khi ăn như: đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn, ợ chua, đau thượng vị, bỏng rát vùng thượng vị, lan lên xương ức rất khó chịu.

3.5. Giảm cân

  • Giảm cân là hệ quả của hàng loạt triệu chứng đau dạ dày khác đã được trình bày ở trên. Đau dạ dày khiến bạn chán ăn, ăn không ngon, mất ngủ, chảy máu bao tử…Tất cả đều khiến cơ thể dần suy nhược, kiệt quệ, cân nặng cũng thất thoát nhanh chóng.

Bệnh đau dạ dày – Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị hiệu quả

Một số triệu chứng thường gặp của bệnh lý đau dạ dày

4. Bệnh dạ dày gồm các dạng nào?

Các bệnh về dạ dày được phân biệt dựa vào các triệu chứng xuất hiện của bệnh. Cụ thể, có 5 dạng bệnh dạ dày điển hình dưới đây:

  • Viêm dạ dày HP: Đây là bệnh dạ dày do vi khuẩn HP gây nên. Triệu chứng viêm dạ dày HP thường là những cơn nóng rát ở vùng bụng trên, buồn nôn vào sáng sớm, nôn ra máu.
  • Viêm dạ dày ruột: Là tình trạng viêm và nhiễm trùng của lớp niêm mạc dạ dày và ruột. Tiêu chảy có kèm máu, chất nhầy, đau đầu, sốt, cơn đau lan rộng ra sau lưng… là những dấu hiệu điển hình của bệnh viêm dạ dày ruột.
  • Đau dạ dày cấp: Niêm mạc dạ dày bị tổn thương giai đoạn đầu. Nếu không chữa trị kịp thời, bệnh sẽ nhanh chóng chuyển sang giai đoạn mãn tính. Người bệnh thường gặp cơn đau thượng vị, kéo dài thường xuyên vào sáng sớm và đêm tối. 
  • Đau dạ dày tá tràng: Hay còn được gọi là loét dạ dày tá tràng để chỉ tình trạng viêm niêm mạc ở dạ dày và tá tràng. Triệu chứng điển hình của bệnh lý này là đau rát vùng xương ức, cơn đau dữ dội, có thể kèm thêm xuất huyết dạ dày.  
  • Đau dạ dày trào ngược: Thói quen sống không lành mạnh tác động đến dạ dày gây nên tình trạng acid dạ dày dư thừa. Từ đó gây triệu chứng ợ hơi, ợ chua, đắng miệng, tức ngực, khan cổ, viêm họng. 

5. Nguyên nhân hàng đầu gây nên bệnh đau dạ dày

5.1. Nguyên nhân gây bệnh phổ biến

Có nhiều yếu tố gây nên tình trạng đau dạ dày. Dưới đây là những yếu tố điển hình nhất:

  • Thường xuyên làm việc trong môi trường căng thẳng, áp lực, stress.
  • Do nhiễm vi khuẩn HP, tỷ lệ này lên đến 80%.
  • Nguyên nhân đau dạ dày còn do thói quen ăn uống không lành mạnh, thiếu khoa học.
  • Thường xuyên sử dụng rượu bia, chất kích thích, cồn, thuốc lá.
  • Lạm dụng thuốc giảm đau cũng là một trong những nguyên nhân gây tổn thương niêm mạc dạ dày, gây ra các cơn đau.
  • Lạm dụng thuốc giảm đau khiến niêm mạc bị tổn thương nặng nề, quá trình hồi phục cũng rất khó khăn.

Bệnh đau dạ dày – Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị hiệu quả

Bệnh đau dạ dày gây nên bởi nhiều yếu tố khác nhau

5.2. Nguyên nhân đau dạ dày ở một số đối tượng cụ thể

  • Đau dạ dày ở trẻ em: Phần lớn nguyên nhân đau dạ dày ở trẻ em là do chế độ ăn uống thiếu khoa học, ăn nhiều thức ăn nhanh, nhiều dầu mỡ gây tổn thương niêm mạc dạ dày. Ngoài ra, tình trạng đau dạ dày ở trẻ cũng có thể do mắc các bệnh di truyền hoặc lây nhiễm từ người lớn do thói quen hôn trẻ, mớm cơm hoặc dùng chung bát, đũa, thìa…
  • Đau dạ dày khi mang thai: Nguyên nhân chủ yếu là do sự thay đổi vị trí của dạ dày. Bởi khi mang thai, thai nhi càng phát triển thì cổ tử cung bị lên cao hơn, kéo theo sự thay đổi vị trí của dạ dày. Điều này dẫn đến chức năng hệ tiêu hóa cũng bị ảnh hưởng, thức ăn không được tiêu hóa hoàn toàn, bị ứ đọng gây tổn thương niêm mạc dạ dày.
  • Đau dạ dày do nghề nghiệp: Dễ thấy những người làm việc văn phòng thường bị đau dạ dày nhiều hơn so với người lao động tay chân. Nguyên nhân là do đặc thù công việc văn phòng ngồi nhiều, ít vận động, ăn uống thất thường, đầu óc thường xuyên căng thẳng, stress. Tất cả đều là những yếu tố gây nên bệnh về tiêu hóa, dạ dày.

6. Chế độ ăn uống phòng và hỗ trợ điều trị bệnh đau dạ dày

Đau dạ dày nên ăn gì và không nên ăn gì được nhiều người quan tâm. Các chuyên gia cũng chỉ ra rằng, chế độ ăn uống là một trong những cách phòng và chữa bệnh đau dạ dày mà các bệnh nhân cần tuân thủ. Dưới đây là lời khuyên ăn uống cho người bệnh đau dạ dày được cung cấp bởi BS Nguyễn Thị Tuyết Lan, nguyên Trưởng khoa Khám bệnh, bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương.

6.1. Thực phẩm nên ăn

- Thực phẩm chứa tinh bột:

  • Nếu bạn đang phân vân đau dạ dày nên ăn gì thì tinh bột là một trong những lời khuyên hàng đầu. Tinh bột có thể giúp giảm tình trạng acid dư thừa, từ đó giảm tình trạng trào ngược dạ dày.
  • Người bị bệnh dạ dày nên thường xuyên ăn cơm, cháo, bánh mì, đặc biệt là vào bữa sáng, và nên chia thành nhiều bữa nhỏ để ăn trong ngày.

- Thức uống chứa protein:

  • Đau dạ dày có nên uống sữa không. Câu trả lời là NÊN UỐNG. Lý do là trong các loại sữa chứa nhiều protein, rất tốt cho việc hỗ trợ làm lành niêm mạc dạ dày. Tuy nhiên bạn nên lưu ý chỉ uống từ 1-2 ly sữa mỗi ngày và uống cách bữa ăn từ 1-2 tiếng, tránh gây nên tình trạng đầy bụng.

- Hoa quả:

  • Tất nhiên không phải loài hoa quả nào cũng tốt cho người bị đau dạ dày. Nếu bạn đang bị bệnh về dạ dày, đường tiêu hóa, tốt nhất nên lựa chọn các loại rau củ non, có màu sẫm, chứa nhiều vitamin A, B, C, U…
  • Trong khi đó, những loại quả chứa nhiều acida như bưởi, chanh, cam, quất bạn cần tránh xa.

- Một số thực phẩm tốt cho dạ dày khác:

  • Bên cạnh những thực phẩm tốt cho người bị đau dạ dày trên, bạn cũng có thể bổ sung thêm: trứng, mật ong, tôm, cá… Chúng giúp tăng cường sức khỏe niêm mạc cũng như làm lành vết thương niêm mạc dạ dày hiệu quả, nhanh chóng hơn.

6.2. Thực phẩm người đau dạ dày nên kiêng

Để phòng và hỗ trợ bệnh tình không tiến triển xấu đi, trầm trọng thêm, người bị bệnh đau dạ dày nên loại bỏ các thực phẩm sau ra khỏi chế độ ăn uống hàng ngày:

  • Đồ ăn cay nóng
  • Đồ ăn chua, lên men
  • Rượu bia, thuốc lá, cafe, đồ uống có gas
  • Các món ăn nhiều dầu mỡ hay đồ ăn sống (nên hạn chế)

Bệnh đau dạ dày – Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị hiệu quả

Tổng hợp thực phẩm nên và không nên ăn đối với bệnh nhân đau dạ dày

7. Cách chữa bệnh đau dạ dày an toàn, hiệu quả nhất hiện nay

Bên cạnh việc điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp, khoa học hơn thì người bệnh đau dạ dày cũng sẽ được chỉ định áp dụng phương pháp điều trị phù hợp. Phương pháp chữa đau dạ dày hiện nay điển hình nhất có thể kể đến: Phương pháp Tây y, Đông y, mẹo dân gian hay sử dụng các sản phẩm TPCN hỗ trợ điều trị…

Dưới đây là chi tiết từng phương pháp điều trị bệnh dạ dày:

7.1. Chữa bệnh đau dạ dày bằng thuốc Tây y

Thông thường thuốc Tây điều trị bệnh đau dạ dày là thuốc giảm đau, chống viêm, kháng sinh. Tuy từng mức độ bệnh tình mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp cho bệnh nhân. 

Một số loại thuốc Tây y thường được sử dụng trong điều trị đau dạ dày:

  • Thuốc dạ dày chữ P: Phosphalugel có tác dụng làm giảm acid dạ dày, khắc phục triệu chứng ợ hơi, ợ chua, đau rát thượng vị, giảm đau nhanh chóng 
  • Thuốc Gastropulgite: Có tác dụng trung hòa axit dạ dày, làm giảm tình trạng viêm loét, tạo nên lớp nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày. 
  • Yumangel: Thuốc hỗ trợ tiêu viêm, giảm đau, ức chế hoạt động của men Pectin, chống viêm loét dạ dày hiệu quả. 
  • Nhóm thuốc kháng sinh, giảm đau như:  amoxicillin, clarithromycin, penicillin, aspirin… cũng thường được sử dụng.

- Ưu điểm: Tác dụng nhanh, hiệu quả tức thì, dễ mua, dễ dùng.

- Nhược điểm: Dễ gặp phải nhiều tác dụng phụ như: Hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, tiêu chảy, men gan tăng cao, kháng thuốc, nhờn thuốc. Ngoài ra, dùng Thuốc Tây kéo dài có thể khiến niêm mạc dạ dày bị bào mòn, vi khuẩn vì thế càng dễ tấn công, tình trạng tái phát bệnh tăng lên.

Bệnh đau dạ dày – Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị hiệu quả

Ưu và nhược điểm của phương pháp chữa đau dạ dày theo Tây y

7.2. Mẹo dân gian chữa đau dạ dày

Trong dân gian cũng truyền lại nhiều cách chữa bệnh đau dạ dày rất hiệu quả và an toàn, bạn có thể áp dụng một số mẹo sau:

  • Dùng tinh bột nghệ: Trộn tinh bột nghệ và mật ong, vo thành viên để sử dụng. Người bệnh nên ăn 2 lần/ 1 ngày, dùng lâu dài để thấy được hiệu quả. 
  • Chuối xanh: Chuối xanh cũng là một vị cứu tinh cho người bị đau dạ dày, khi được kết hợp với mật ong hiệu quả càng cao hơn. Lý do là trong chuối xanh có chứa nhiều sợi pectin hòa tan giúp hỗ trợ tiêu hóa, làm lành niêm mạc dạ dày bị tổn thương. Sử dụng bột chuối xanh trộn với mật ong 2 lần mỗi ngày sẽ cho kết quả tích cực.
  • Chữa đau dạ dày bằng nghệ và dừa: Nước dừa kết hợp với nghệ cũng cho tác dụng chữa đau dạ dày hiệu quả. Cách làm là bạn đun sôi nước dừa cùng nghệ tươi, chia làm 3 lần uống mỗi ngày.

- Ưu điểm: Mẹo chữa đau dạ dày trong dân gian rất dễ thực hiện, nguyên liệu quen thuộc, rẻ, dễ mua.

- Nhược điểm: Thường thì đây đều là những phương pháp hỗ trợ điều trị thì đúng hơn, vì hiệu quả không thật sự triệt để, không giúp chữa đau dạ dày dứt điểm. Do đó cần kết hợp với thuốc đặc trị khác.

Bệnh đau dạ dày – Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị hiệu quả

Nghệ được chứng minh có nhiều công dụng trong hỗ trợ điều trị đau dạ dày

7.3. Cách điều trị bệnh đau dạ dày bằng Đông y

Y học cổ truyền cũng lưu giữ nhiều bài thuốc chữa đau dạ dày quý giá, mang lại hiệu quả cao, hoàn toàn an toàn, lành tính cho người bệnh. Thuốc Đông y chữa đau dạ dày thường được bào chế từ các loại thảo dược quý trong tự nhiên, có thể kể đến như: chè dây, nghệ, dạ cẩm, lá khôi, lông mơ, bí đỏ, hoa cau… Khi được kết hợp với nhau, chúng tạo nên một công thức chống viêm, giảm đau, phục hồi tổn thương, tăng cường sức khỏe đường tiêu hóa, sức khỏe tổng thể một cách hiệu quả.

- Ưu điểm: Hiệu quả cao, có thể điều trị triệt để bệnh đau dạ dày, an toàn, lành tính, không tác dụng phụ. Ngoài điều trị bệnh còn giúp tăng cường sức khỏe, nâng cao thể lực, sức đề kháng…

- Nhược điểm: Tác dụng chậm, từ từ, cần sự kiên trì điều trị để đạt được hiệu quả cao nhất.

Bệnh đau dạ dày – Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị hiệu quả

Bài thuốc Đông y chữa đau dạ dày thường mang lại hiệu quả triệt để, lâu dài

7.3. Sử dụng TPCN hỗ trợ phòng và điều trị bệnh đau dạ dày

Ngày nay việc sử dụng các sản phẩm thực phẩm chức năng phòng và hỗ trợ điều trị bệnh đau dạ dày trở nên phổ biến. Phương pháp này cũng được các chuyên gia khuyến khích. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả cao, đồng thời đảm bảo độ an toàn tốt nhất cho sức khỏe, bạn nên tìm hiểu kỹ các sản phẩm trước khi mua về sử dụng.

Aloola.vn giới thiệu đến bạn 2 viên uống hỗ trợ chữa đau dạ dày tốt nhất hiện nay:

1/ Viên uống MMSC KOWA hàng đầu Nhật Bản

MMSC KOWA là viên uống hỗ trợ điều trị đau dạ dày số 1 của Nhật, được sử dụng rộng rãi tại nhiều quốc gia trên thế giới và được người dùng review rất tích cực.

- Thông tin chi tiết sản phẩm:

  • Tên sản phẩm: MMSC KOWA 
  • Hãng sản xuất: Kowa
  • Xuất xứ : Nhật Bản
  • Đóng gói : 300 viên

Viên uống MMSC KOWA Nhật Bản 300 viên

Xem chi tiết: Viên uống MMSC KOWA Nhật Bản 300 viên

- Công dụng nổi bật của viên uống MMSC KOWA:

  • Sản phẩm MMSC KOWA 300 của Nhật có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh có liên quan đến dạ dày, làm giảm các triệu chứng một cách hiệu quả.
  • Thành phần Methyl methonine sulfonium clorua, Lipase AP12 trong viên uống MMSC KOWA giúp tiêu hóa chất béo và các natri cacbonat axit, làm trung hòa lượng axit có trong dạ dày, giúp giảm đau dạ dày, hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày hiệu quả.
  • Công dụng của viên uống MMSC KOWA còn giúp trung hòa lượng axit trong dạ dày, giúp kích thích hoạt động của các enzyme, giúp tiêu hóa thức ăn một cách dễ dàng, giảm tình trạng khó tiêu trong dạ dày.
  • Sử dụng viên hỗ trợ chữa đau dạ dày Nhật Bản MMSC KOWA giúp làm giảm triệu chứng ợ nóng, ăn không tiêu, đầy hơi, chướng bụng…

2/ Viên uống hỗ trợ chữa đau dạ dày Prilosec OTC 20mg của Mỹ

Prilosec OTC cũng là một sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh dạ dày rất hiệu quả có xuất xứ từ Hoa Kỳ.  Viên uống Prilosec OTC cho hiệu quả rõ rệt sau 14 ngày sử dụng.

- Thông tin chi tiết sản phẩm:

  • Tên sản phẩm: Prilosec OTC                   
  • Thành phần hoạt chất: Omeprazole 20mg (tương đương với 20,6 mg magiê omeprazole)
  • Quy cách: vỉ 14 viên nén
  • Hãng sản xuất: Procter & Gamble, Cincinnati
  • Xuất Xứ: Mỹ

Viên uống Prilosec OTC 20mg vỉ 14 viên của Mỹ

Xem chi tiết: Viên uống hỗ trợ chữa đau dạ dày Prilosec OTC 20mg

- Tác dụng vượt trội của viên uống Prilosec OTC 20mg:

  • Prilosec OTC™ 20.6 mg hỗ trợ phòng ngừa và điều trị hiệu quả trong các trường hợp sau:
  • Prilosec Otc 14 Tablets hỗ trợ hiệu quả trong trường hợp điều trị chữa đau bao tử, viêm loét dạ dày hành tá tràng.
  • Uống viên dạ dày của Mỹ Prilosec OTC sẽ giúp giảm từ từ sự tăng tiết dịch vị dạ dày một cách hiệu quả.
  • Đây cũng là sản phẩm hỗ trợ chữa chứng trào ngược dạ dày, các triệu chứng thường gặp ở những người đau dạ dày là ợ hơi, ợ chua, ợ nóng…
  • Prilosec 20mg cũng cho hiệu quả hỗ trợ điều trị tích cực trong trường hợp bị đầy bụng, chướng  bụng xuất hiện từ 2 ngày trở lên trong tuần.

Như vậy, bài viết hôm nay chúng tôi đã cung cấp đến bạn tất tần tật những thông tin cần biết về bệnh đau dạ dày. Đây là kiến thức vô cùng bổ ích bất cứ ai cũng nên biết để có phương pháp phòng và điều trị bệnh đúng cách, mang lại hiệu quả tốt nhất.

Nếu bạn còn bất cứ thắc mắc nào cần giải đáp về bệnh lý đau dạ dày, cũng như các vấn đề sức khỏe, làm đẹp khác, hãy liên hệ cho chúng tôi: Siêu thị trực tuyến Aloola.vn – Hotline: 0914.844.666 để được tư vấn hoàn toàn miễn phí.

Chúc bạn luôn khỏe mạnh mỗi ngày!

*Lưu ý:

  • Cả 2 sản phẩm trên đều không phải là thuốc chữa đau dạ dày, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
  • Hiệu quả sử dụng tùy thuộc vào cơ địa của từng người.
Xem thêm:

Thực Phẩm Chức Năng

Tham khảo "Thực Phẩm Chức Năng":