goi tu van chat zalo chat fb
  • 0914 844 666

Bác sĩ dạy 18 bài sơ cứu trẻ em lúc nguy cấp

Tìm hiểu kỹ năng sơ cứu cho trẻ lúc nguy cấp khi gặp tai nạn từ các bác sĩ, bố mẹ nên trang bị cho mình để đề phòng khi có những tình huống xảy ra đối với trẻ.

1. Xử lý tình huống khi trẻ bị co giật

Một trong những hiện tượng thường thấy ở trẻ nhỏ là khi co giật, bé rất dễ bị cắn lưỡi. Nếu không được phát hiện sớm thì sẽ gây nên những tình trạng nghiêm trọng cho bé. Chính vì thế bố mẹ cần phải để ý và biết cách sơ cứu. Trong trường hợp này theo như bác sĩ thì bố mẹ nên nhét một chiếc khăn mềm vào miệng của bé. Sau đó bố mẹ hãy cho bé được nằm ngửa trên một mặt phẳng đầu kê gối và chuyển ngay lập tức vào viện.

Sơ cứu bé bị co giật ngay tại nhà

Sơ cứu bé bị co giật ngay tại nhà

2. Xử lý tình huống khi bé bị chảy máu cam

Với trường hợp bé bị chảy máu cam thì bố mẹ không được phép cho con ngửa đầu vì khi đó máu sẽ chảy đến thực quản gây nên bị ngạt. Nên cho trẻ cúi đầu về phía trước và bịt mũi của bé lại. Sử dụng miệng để hít thở. Với tình huống này sau khoảng thời gian 10 phút, máu sẽ ngừng chảy. Tuy nhiên cũng có trường hợp xảy ra là bé không có dấu hiệu chuyển biến tích cực ngay lần làm đầu tiên thì mẹ nên tiếp tục thực hiện thao tác vài lần trước khi đưa bé đến bệnh viên để kiểm tra

3. Xử lý tình huống khi bé bị hóc xương cá

Khi phát hiện ra tình trạng bé bị hóc xương cá thì bố mẹ nên xử lý bằng cách nhét vào lỗ mũi ngược bên hóc xương sẽ giúp cho bé nôn xương ra ngoài.

Cụ thể như sau khi bé bị hóc xương bên trái thì mẹ hãy lấy nhánh tỏi nhét vào lỗ mũi bên phải và ngược lại khi bị hóc xương bên phải thì mẹ hãy lấy nhánh tỏi nhét vào lỗ mũi bên trái. Sau khoảng thời gian 3 phút thì bé sẽ hắt xì hơi và khạc xương cá ra bên ngoài

Tỏi giúp chữa hóc xương cá cho bé rất hiệu quả

Tỏi giúp chữa hóc xương cá cho bé rất hiệu quả

4. Xử lý tình huống khi bé bị axit bắn vào mắt

Như chúng ta cũng đã biết axit có tính tàn phá rất mạnh và có phản ứng tác dụng ngay tức thời chính vì thế khi bị dính axit chúng ta phải sơ cứu nhanh chóng cho đi trôi axit bằng các loại nước sạch. Với trường hợp bé bị axit bắn vào mắt thì lúc này bố mẹ nên lấy một bát nước sạch và rửa mắt liên tục cho bé trong khoảng thời gian 15 phút. Trong tình huống này mẹ nên thay nước liên tục để loại bỏ đi được axit. Việc cần thiết là chuyển viện ngay để bé được điều trị theo mức độ.

5. Xử lý tình huống bé bị bong gân hoặc gãy xương

Với tình huống bé bị bong gân này thì đầu tiên mẹ hãy dùng đá lạnh chườm lên các vết thương để giảm đi sưng và đau nhức trước khi cấp cứu

Trường hợp nếu bé bị gãy chân thì mẹ hãy dùng hai thanh gỗ nẹp phẫn gãy cố định trước khi cho trẻ đến bệnh viện 

6. Xử lý tình huống bé bị rắn cắn

Khi phát hiện trẻ bị rắn cắn mẹ nên sử dụng khăn hoặc garo buộc chặt vào vết thương khoảng 3-5cm để ngăn được tình trạng độc tố không chạy đi được khắp cơ thể. Và sau đó mẹ nhanh chóng đưa bé đến bệnh viện để được sơ cứu kịp thời, tránh tình trạng đáng tiếc xảy ra

7. Xử lý tình huống khi bé bị bỏng

Tùy theo tình trạng của vết bỏng như thế nào để bố mẹ có cách sử lý hiệu quả nhất. 

Trường hợp 1: Nếu như tiết diện của vết bỏng không rộng, bề mặt của vết bỏng không gây tổn thương da nghiêm trọng thì lúc này bố mẹ cần xả vết thương cho bé ở dưới vòi nước chảy nhẹ trong khoảng thời gian 5 phút. Tiếp sau đó hãy dùng khăn mềm sạch thấm khô và thoa thuốc trị bỏng hoặc mỡ trăn

Trường hợp 2: Khi vết thương bỏng nặng gây ra tổn thương da nghiêm trọng cần bọc vết bỏng thật cẩn thận bằng khăn sạch và xả nước lạnh cho đến khi nào bé cảm thấy hết bị nóng rát. Sau đó chuyển viện để cho bé được bác sĩ sơ cứu kịp thời

Xả nước lạnh vào vết bỏng giúp bé bớt đau rát

Xả nước lạnh vào vết bỏng giúp bé bớt đau rát

8. Xử lý tình huống khi bé nuốt phải xà phòng

Trong trường hợp trẻ nuốt phải xà phòng thì ngay lập tức mẹ hãy cho bé ngậm một viên kẹo ngọt. Trong thời gian vài phút kẹo sẽ làm tan nhanh chóng xà phòng và giúp bé sẽ thấy được bình thường trở lại. Tuy nhiên mẹ vẫn cần mang bé đi khám để được bác sĩ kiểm tra cẩn thận

9. Xử lý tình huống khi bé uống phải hóa chất

Khi phát hiện trẻ uống nhầm hóa chất bố mẹ cần phải giữ được bình tĩnh, tránh rôi vào tình trạng hoảng loạn để xử lý được một cách thật chính xác. Mẹ cần tìm hiểu bé nhà mình đã uống nhầm loại gì, với lượng là bao nhiêu. Bởi theo như những khuyến cáo bỏi tùy từng những loại thuốc hóa chất sẽ gây nên nhưng biểu hiện lâm sàng và cách xử trí khác nhau

Trường hợp 1: Trẻ bị nuốt phải dầu hôi thì nên cho trẻ uống từng ngụm nước để làm giảm nóng rát cuống họng

Trường hợp 2: Trẻ uống nhầm phải những hóa chất bay hơi như dầu hỏa hoặc các loại axit, bazơ. Tình huống này ba mẹ không nên để trẻ phải nôn ra hết vì nếu vậy lúc này chất độc có thể bị tràn vào khí quản gây nên tình trạng bỏng thực quản hoặc làm viêm phổi nghiêm trọng. Xử lý trước khi cho vào viện là  bố mẹ nên cho trẻ uống từ từ từng ngụm nước lọc để cho bé nhanh chóng qua được con rát cuống họng

Trường hợp 3: Nếu trẻ uống nhầm phải thuốc diệt cỏ, tình huống này bố mẹ nên gây nôn cho trẻ trong khoảng 1 tiếng đầu kể từ khi nuốt phải

Có thể dùng tay để móc họng, hoặc cho bé uống siro ipeca 10-15ml ở trẻ em để gây nôn. Tuy nhiên bố mẹ cũng nên lưu ý rằng khi nôn nên để đầu bé được hạ thấp hoặc nằm nghiêng sang hẳn một bên để tránh tình trạng dịch nôn sặc vào phổi hoặc khí quản gây nên những tình trạng như khó thở. Khi bé nôn xong nên cho bé tiếp tục uống than hoạt tinhs1g/kg/lần pha uống hoặc uống đất sét. Với những loại này hấp thụ paraquat trong thuốc trừ sâu rất tốt. Cuối cùng mẹ nên cho bé đến những cơ sở y tế gần nhà nhất để kiểm tra

Sơ cứu bé uống phải hóa chất thì mẹ nên cho bé uống nước lọc

Sơ cứu bé uống phải hóa chất thì mẹ nên cho bé uống nước lọc

10. Xử lý tình huống khi bé bị dập ngón tay, chân, sưng tấy

Trường hợp bé bị dập vào ngón tay, ngón chân gây nên sưng tấy thì bố mẹ nên đưa ngón tay chân lên cao và dùng đá lạnh đã bọc khăn để chườm nhằm giảm đi sưng tấy và sau đó mang bé đến bệnh viện để kiểm tra những tổn thương khác 

11. Xử lý tình huống khi bé bị ngã tiếp xúc vùng đầu

Với trường hợp này thấy bé chỉ bị đau mà không ngất mẹ chỉ cần đưa con đến bác sĩ hoặc cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra. Tuy nhiên khi trẻ khóc có dấu hiệu bất tỉnh, chảy máu mũi hoặc miệng, nôn ói, chân tay co giật nên đưa trẻ đi cấp cứu ngay lập tức

Tuyệt đối trong lúc di chuyển không nên để trẻ di động, hãy đặt đầu thẳng đầu hơi thấp hơn so với chân, mặt nghiêng về một phía để phòng bé nôn không bị sặc ngược trở lại khi quản. Và mẹ cũng không nên cho trẻ ăn hoặc uống thêm bất cứ thứ gì

Trong thời gian khoảng 36 tiếng đầu ngay sau khi cấp cứu bé cần được theo dõi liên tục xem có xảy ra một số những dấu hiệu bất thường hay không. Khi quan sát bé thỉnh thoảng bố mẹ lay bé xem có tỉnh không vì nếu bé xảy ra hiện tượng chảy máu não, bé sẽ rơi vào tình trạng hôn mê sâu

12. Xử lý tình huống khi bé bị hóc dị vật

Khi bé bị hóc dị vật thì bố mẹ nên đặt bé nằm sấp trên đùi, cho đầu hướng chúc xuống và hướng về phía trước. Bố mẹ khum bàn tay lại và vỗ dứt khoát từ 7- 10 cái ở phần xương bả vai để cho bé được nôn ra bên ngoài. Trường hợp với trẻ lớn hơn mẹ có thể hướng dẫn bé tự chúc đầu xuống thấp hơn ngực và mẹ cũng thực hiện những động tác tương tự

Sơ cứu bé bị hóc dị vật

Sơ cứu bé bị hóc dị vật

13. Xử lý tình huống bé bị đuối nước

Nếu như phát hiện bé bị đuối nước thì nhanh chóng đưa bé lên chỗ khô ráo và thoáng khí. Tiếp đến hãy kiểm tra xem đường thở và quan sát lồng ngực xem bé còn thở hay không.

Trường hợp 1: Nếu trẻ tự thở được hãy đặt trẻ nằm nghiêng sang một bên, cởi hết quần áo ướt và giữ cho bé ấm. Sau đó hãy đưa bé đến bệnh viện để kiểm tra kịp thời

Trường hợp 2:  Nếu phát hiện thấy trẻ không thở dược, hãy làm ngay hô hấp nhân tạo. Sau khi đã thực hiện hai lần thổi ngạt tiếp tục kiểm tra xem tim trẻ có dấu hiệu đập hay không bằng cách là bố mẹ hãy áp tai vào lồng ngực trái hoặc bắt mạch. Nếu như trẻ có dấu hiệu ngưng thở thì kết hợp song song hô hấp nhân tạo và ép tim ngoài lồng ngực theo tỷ lệ 15:2, tức 15 lần thổi ngạt và 2 lần ép tim. Và sau đó nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để được cấp cứu kịp thời

14. Xử lý tình huống bé bị giật điện

Với tình huống này bố mẹ cũng nên lưu ý là phải thật bình tĩnh đừng để  mình cũng trở thành nạn nhân. Trước hết bố mẹ hãy xem nguồn điện đã ngắt hoặc nếu không thể tự ngắt hãy lấy một cây gậy gỗ khều dây điện ra khỏi người trẻ, tiếp đó bố mẹ nên kiểm tra xem bé còn thở hay không. 

Trường hợp 1: Nếu bé còn thở hãy cho bé nằm nghiêng sang một bên, cổ kê gối và đầu hạ thấp xuống đồng thời cho bé co một đầu gối lên cao

Trường hợp 2: Nếu bé ngưng thở hãy nhanh chóng thổi ngạt và ép tim ngoài lồng ngực để trẻ thở trở lại và nhanh chóng đưa bé đến bệnh viện để tiếp tục được bác sĩ cấp cứu kịp thời

15. Xử lý tình huống khi bé giẫm phải đinh

Với trường hợp này bố mẹ không nên chủ quan, vì nếu sơ ý sẽ dẫn đến tình trạng bé dễ bị uốn ván và dẫn đến những nguy hiểm tính mạng đáng tiếc.

Trường hợp 1: Nếu đinh đã được rút ra khỏi  chân bé lúc này mẹ cần kiểm tra vết thương có nhiều máu không, có kèm những chất bẩn gì, chất gỉ sét hay đất cát gì không. Mẹ hãy nhanh chóng sửa rạch vết thương cho bé bằng xà phòng, cầm máu hay thoa thuốc sát trùng và băng lại nhanh chóng cho bé đến bệnh viện để được kiểm tra

Trường hợp 2: Nếu như đinh vẫn còn găm ở chân mẹ nên dùng gạc vô trùng bọc quanh vết thương, có miếng khác lót vào xung quanh đinh và dùng băng ép cố định các miếng lót này trước khi chuyển viện.

16. Xử lý tình huống khi bị sốc

Như các bác sĩ cho biết sốc được xem như là một tình trạng đe dọa trẻ xảy ra do cơ thể không được cung cấp đầy đủ lượng máu và oxy cần thiết. Với trường hợp này cần đưa trẻ đến những cơ sở y tế để được điều trị ngay lập tức tranh tình trạng làm nguy hiểm đến tính mạng

Theo các bác sĩ tại bệnh viện Mayo (Mỹ) thì triệu chứng khi bị sốc bao gồm:

- Trẻ bị sốc thường có da lạnh và ẩm, có màu xám hoặc màu xanh xám

- Mạch nhanh và yếu hơn mức bình thường, đôi khi đi kèm với nhịp thở chậm và nông hoặc thấp 

- Triệu chứng nữa là mắt trợn và lờ đờ, đi kèm với hiện tượng bị giãn đồng tử

Với trường hợp này các bác sĩ khuyên nên để trẻ được nằm ngửa, đặt chân lên vị trí cao hơn đầu, tránh tình trạng trẻ cử động nhiều. Sau đó mẹ nên nới lỏng quần áo và đắp chăn lên người của trẻ, không nên cho con uống bất cứ thứ gì. Khi thực hiện một số những thao tác cơ bản xong thì lúc này bạn nên gọi bác sĩ đến để kiểm tra

Sơ cứu bé bị sốc ngay tại nhà

Sơ cứu bé bị sốc ngay tại nhà

17. Xử lý tình huống khi bé bị vật sắc nhọn đâm

Trường hợp bé bị những đồ vật gia dụng hàng ngày như dao, kéo, đinh… đâm vào người thì việc đầu tiên bố mẹ nên làm:

- Đầu tiên bố mẹ nên rửa sạch và sát trùng vết thuong cho bé bằng oxy già hoặc nước muối và nên cố định dị vật tại chỗ bằng khăn xô đủ chặt để cầm được máu cho trẻ

- Trường hợp vết thương quá sâu dẫn đến bé bị chảy máu nhiều thì thực hiện thao tác sơ cứu xong mẹ nên cho bé đến ngay những cơ sở y tê gần nhất để kiểm tra

- Với những vật dụng gây thương tích có dính bùn đất, hoặc đã bị gỉ sét thì sẽ gây nên những tình trạng như uốn ván và các nhiễm trùng khác mẹ nên cho bé đi tiêm phòng

Với tình huống này bố mẹ nên lưu ý:

- Phát hiện thấy bé gặp phải tai nạn này, cha mẹ cũng nên tuyệt đối không tìm mọi cách để lấy vật sắc nhọn đã cắm sâu ra khỏi vết thương

- Trường hợp những vết thương này ở ngay mạch máu thì nên ấn vào đường đi của mạch máu ở phía trên của vết thương đồng thời băng ép đủ được chặt để cầm máu

Vất bất kỳ bậc phụ huynh nào cũng cần trang bị cho mình những kiến thức sơ cứu cơ bản cho trẻ ngay tại nhà để tránh tình trạng những nguy hiểm đe dọa đến tinh mạng đáng tiếc xảy ra. Chính vì thế để đảm bảo được an toàn cho trẻ thì bố mẹ phải thật cố gắng để trở thành một người thầy thuốc ngay trong chính gia đình của mình nhé

18. Biết khi nào cần sự can thiệp và cách phân loại bệnh

Theo như các bác sĩ đã cho biết rằng bố mẹ cần có một số nhứng kiến thức nhất định để tự chăm sóc sức khỏe cho gia đình mình để khi nào cần đi bệnh viện khi nào cần gọi cấp cứu từ bệnh viện(115).  Tuy nhiên cũng khó có thể cho cha mẹ hạn chế đi được những cảm xúc như hoảng hốt, lo lắng khi con mình gặp phải những tình huống xấu, chính vì thế cha mẹ hãy thật bình tĩnh để phân biệt được đúng tình trạng bệnh của con để giải quyết một cách nhanh chóng và kịp thời nhất.

Với những tình huống bệnh nghiêm trọng cùng lúc trong gia đình có nhiều người cùng bị thương thì hãy bình tĩnh xem ai là người cần giúp đỡ nhất, những ai có thể tự duy trì đến khi có người giúp. Để giúp chính mình cũng như những người thân yêu trong gia đình mình, bác sĩ hay các chuyên gia khuyên bạn nên tham gia một số những lớp học kỹ năng sơ cấp cấp cứu cơ bản.

Bạn cần có kiến thức để biết tình trạng nào có thể tự chăm sóc, khi nào cần đi bệnh viện, khi nào cần gọi cấp cứu 115. Đôi khi sẽ rất khó cho cha mẹ hạn chế các yếu tố cảm xúc như lo lắng, xúc động để phân biệt tình trạng bệnh, ví dụ như: cảm lạnh đơn thuần hay viêm phổi (viêm phổi là một tình huống cấp bách).

Như trên là 18 những kỹ năng sơ cứu từ các bác sĩ mà aloola.vn tổng hợp lại nhằm mang đến cho bố mẹ có những kiến thức cơ bản để sơ cứu cho bé  gặp tai nạn ngay tại nhà. Chúc các bạn thành công.!

Xem thêm:

Tác Giả: Ánh Tuyết

Ánh Tuyết

cô gái tài năng, sắc đẹp: Ánh Tuyết quan tâm đến ký năng làm đẹp và chăm sóc sức khỏe

Thực Phẩm Chức Năng

Tham khảo "Thực Phẩm Chức Năng":