goi tu van chat zalo chat fb
  • 0914 844 666

Tổng quan về bệnh trĩ - nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Bệnh trĩ ngày càng gia tăng với tỷ lệ trẻ hóa ngày càng nhanh đã trở thành nỗi ám ảnh của nhiều người vì nó luôn đi kèm với nhiều các vấn đề như táo bón, đi cầu ra máu, cảm giác ngứa ngáy và đau rát vô cùng ở vùng hậu môn. Vậy cùng tìm hiểu bệnh trĩ là gì, nguyên nhân gây bệnh trĩ, triệu chứng để có cách điều trị hiệu quả thông qua bài viết dưới đây nhé.

Bệnh trĩ - Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

1. Bệnh trĩ là gì?

Bệnh trĩ hay còn gọi là bệnh lòi dom theo dân gian là bệnh xảy ra do dãn quá mức các đám rối tĩnh mạch trĩ (hay sự phình tĩnh mạch) ở mô xung quanh hậu môn. Tình trạng này kéo dài lâu ngày sẽ khiến cho tĩnh mạch giãn ra, sưng phồng hoặc viêm tạo thành búi trĩ.

2. Phân loại bệnh trĩ

Bệnh trĩ chủ yếu có 3 loại đó là trĩ nội (internal hemorrhoids) và trĩ ngoại (external hemorrhoids) và bệnh trĩ hỗn hợp.

2.1. Bệnh trĩ nội

Là tình trạng búi trĩ được hình thành bên trong ống hậu môn và búi trĩ được bao phủ bởi niêm mạc và lớp biểu mô chuyển tiếp (transitional epithelium). Bệnh trĩ nội không có dây thần kinh cảm giác nên thời gian đầu không gây ra tình trạng đau đớn. Bệnh trĩ nội thì không thể quan sát được bẳng mắt thường ở giai đoạn đầu chính vì thế khi bệnh chuyển sang giai đoạn nặng người bệnh đi khám thì mới phát hiện được.

Được hình thành khi các xoang tĩnh mạch trĩ trên đường lược phồng to. Có 4 cấp độ:

Trĩ độ 1: Búi trĩ mới bắt đầu hình thành và nằm hoàn toàn trong ống hậu môn

Trĩ độ 2: Giai đoạn này thì trĩ nằm gọn trong ống hậu môn. Búi trĩ sa ra ngoài khi đi đại tiện và sau khi xong đứng dậy búi trĩ tự co lên lại và thụt vào trong.

Trĩ độ 3: Mỗi lần đại tiện hoặc đi lại nhiều, ngồi xổm hay làm việc nặng thì búi trĩ lại sa ra ngoài. Lúc này phải nằm nghỉ ngơi một lúc thì búi trĩ mới thụt vào  hoặc phải dùng tay mới có thể nhét búi trĩ vào bên trong hậu môn

Trĩ độ 4: Giai đoạn này thì búi trĩ gần như sa hẳn ra bên ngoài ống hậu môn và không thể co lên được dù có tác động từ bên ngoài.

Trị nội được hình thành bên trong ống hậu môn

2.2. Bệnh trĩ ngoại :

Là tình trạng búi trĩ hình thành bên ngoài của ống hậu môn, phía dưới đường lược (hay còn gọi là đường hậu môn-trực tràng), được gọi là trĩ ngoại. Lúc này búi trĩ được phủ bởi lớp biểu mô vảy (squamous epithelium) và nằm bên dưới lớp da bao quanh hậu môn. Bệnh trĩ ngoại có dây thần kinh cảm giác nên những người mắc bệnh này sẽ có cảm giác đau đớn. Bệnh trĩ ngoại chúng ta có thể quan sát được bằng mắt thường với bề mặt của búi trĩ là các nếp gấp nằm xung quanh hậu môn.

Hình thành khi các xoang ở tĩnh mạch dưới đường lược phồng to được che phủ bởi niêm mạc hoặc da ở rìa hậu môn. Bệnh trĩ ngoại có các cấp độ sau :

Cấp độ nhẹ: Cảm giác bị cộm, vướng ở hậu môn. Có thể búi trĩ bị sưng to, xoắn lại và gây đau rát, bất tiện cho người bệnh khi sinh hoạt.

Cấp độ nặng: Búi trĩ lớn, nằm ngay lỗ hậu môn, rất bất tiện cho bệnh nhân khi đại tiện và có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

Trĩ ngoại hình thành bên ngoài của ống hậu môn

2.3. Bệnh trĩ hỗn hợp:

Theo như các bác sĩ cho biết ngoài bệnh trĩ nội và trĩ ngoại, còn có một loại trĩ khác đó là trĩ  hỗn hợp.  Đây được xem là một dạng của sự kết hợp của cả trĩ nội và trĩ ngoại. Khi các búi trĩ nội phát triển và sa ra bên ngoài hậu môn sẽ liên kết với các búi trĩ ngoại bên ngoài tạo thành một búi trĩ hỗn hợp. Trường hợp bệnh trĩ hỗn hợp này đòi hỏi quá trình điều trị lâu dài với sự kiên trì của người bệnh.

Là trên cùng một bệnh nhân xuất hiện cả trĩ nội và trĩ ngoại, khi mà búi trĩ đã kéo dài từ trong ra ngoài.

Khi trĩ sa bị nghẹt sẽ thấy búi trĩ có 2 phần: Phần trên màu đỏ tươi, ướt. Phần dưới đỏ thẫm, khô. Ở giữa có rãnh tương ứng với đường lược.

Trĩ hỗn hợp là sự kết hợp của cả trĩ nội và trĩ ngoại

3. Những yếu tố nguy cơ gây bệnh trĩ

- Trường hợp thường xuyên  bị táo bón hoặc tiêu chảy sẽ làm tăng tần suất bệnh trĩ, rặn trong quá trình đại tiện sẽ làm tăng áp lực lên các tĩnh mạch gây ra tình trạng căng giãn và ứ máu

- Trong chế độ ăn ít chất xơ sẽ làm tăng tần suất bệnh trĩ

- Đối với trường hợp thừa cân béo phì cũng làm gia tăng tần suất bệnh trĩ

- Với những người thường xuyên lao động nặng như khuân vác, vận động viên cử tạ, quần vợt,..., đứng lâu, ngồi nhiều như thư ký, thợ may, nhân viên bán hàng làm gia tăng áp lực ổ bụng cản trở sự hồi lưu máu về tim đưa đến giãn tĩnh mạch hậu môn.

- Một số U vùng tiểu khung bao gồm u đại trực tràng, u ở tử cung và thai nhiều tháng làm cản trở hồi lưu máu trở về tim gây ra tình trạng giãn tĩnh mạch

Những yếu tố gây nguy cơ bệnh trĩ

4. Nguyên nhân gây bệnh trĩ

Qua nghiên cứu cho thấy bệnh trĩ thường xuất hiện ở độ tuổi 45- 60 tuổi, tuy nhiên gần đây căn bệnh này có dấu hiệu trẻ hóa, những người ở độ tuổi 25- 35 tuổi mắc bệnh này ngày càng nhiều. Theo các chuyên gia cho biết thì có rất nhiều những nguyên nhân gây ra căn bệnh trĩ này. Chính vì thế bạn cần nhận biết đúng vấn đề gây bệnh của mình là gì để từ đó có cách khắc phục hợp lý.

4.1. Do thói quen

  • Đi cầu ngồi lâu
  • Ăn uống không hợp lý thiếu chất xơ, và uống ít nước
  • Dùng chất kích thích
  • Ít vận động

4.2. Do tính chất công việc

  • Ngồi cả ngày, ít vận động
  • Đứng một chỗ quá lâu
  • Lao động nặng

4.3. Nguyên nhân khác

  • Mang bầu, sinh con
  • Táo bón hoặc tiêu chảy kéo dài
  • Căng thẳng, stress
  • Tuổi già
  • Béo phì

Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ

5. Triệu chứng của bệnh trĩ

Đa số những người mắc bệnh trĩ thường đi khám ở giai đoạn bệnh đã nặng. Điều này sẽ khiến cho việc điều trị trĩ gặp nhiều những khó khăn, tốn kém về chi phí và thời gian điều trị. Chính vì vậy nếu thấy xuất hiện những triệu chứng sau đât bệnh nhân cần đi khám sớm để để hạn chế những biến chứng gây nguy hiểm nhé

5.1. Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh trĩ

Chảy máu khi đi đại tiện: Lúc đầu lượng máu lúc đầu thường rất ít chỉ dính trong phân hoặc giấy vệ sinh nên người bệnh không để ý. Tuy nhiên thời gian sau lượng máu sẽ nhiều hơn và có thể phun thành tia. Nặng hơn là khi ngồi xổm cũng bị chảy máu

Đau rát khi đi đại tiện: được xem là khả năng của dấu hiệu bệnh trĩ và thường gặp nhất ở những người bị bệnh trĩ nội, ngoài ra nếu luôn có cảm giác còn phân khi đi đại tiện thì người bệnh cũng cần lưu ý vì nguy cơ mắc bệnh trĩ cũng rất cao.

Ngứa, sưng quanh vùng hậu môn hoặc kích thích ở vùng hậu môn:  do dịch nhầy từ sự bài tiết của niêm mạc ống hậu môn. Đây là điều khiến cho người bệnh vô cùng khó chịu. Và điều này cũng tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công và làm cho tình trạng viêm nhiễm trở nên trầm trọng hơn.

Sa búi trĩ: Sau một thời gian dài thì các đám tĩnh mạch chịu một áp lực và sưng giãn sẽ hình thành búi trĩ. Chính vì vậy mà các búi trĩ sẽ phát triển với kích thước lớn hơn và sa hẳn ra ngoài hậu môn khiến cho người bệnh khó khăn trong việc di chuyển, nằm hoặc ngồi luôn có cảm giác vướng víu cũng như đau đớn khi bị cọ xát vào. Đây là một trong những biểu hiện của bệnh trĩ cấp độ nặng.

Dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ

5.2. Triệu chứng trĩ thường phụ thuộc vào vị trí:

Trĩ ngoại: đây là bệnh trĩ gây khó chịu nhất, bởi vùng da trên búi trĩ bị kích thích hoặc bị loét. Nếu như cục máu đông hình thành bên trong búi trĩ ngoại nó sẽ khiến cho cơn đau có thể xuất hiện đột ngột và nghiêm trọng. Lúc này người bệnh có thể cảm nhận và nhìn thấy một khối nhô lên quanh hậu môn. Cục máu đông có thể bị hấp thu để lại vùng da nhăn nheo gây ngứa và rát

Trị nội: thường thì không gây ra đau đớn gì cho người bệnh, ngay cả khi bệnh trĩ nội chảy máu, người bệnh có thể nhìn thấy máu đỏ tươi trên giấy vệ sinh hoặc nhỏ giọt ở bồn cầu. Đối với bệnh trĩ nội thì người bệnh không thể nhìn thấy hoặc cảm nhận được và chúng hiếm khi gây ra tình trạng khó chịu. Tuy nhiên trĩ nội cũng có thể bị sa ra ngoài hậu môn tạo trĩ nội sa. Khi búi trĩ bị sa nó có thể hấp thu lượng nhỏ chất nhầy và phân có thể kích thích gây ra tình trạng ngứa, đau và rát.

Tùy thuộc vào vị trí của búi trĩ mà gây ra những triệu chứng khác nhau

6. Biến chứng khó lường của bệnh trĩ

Bệnh trĩ không chỉ gây ra ảnh hưởng đến tâm lý của người bệnh, chất lượng sinh hoạt mà bệnh trĩ còn ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của người bệnh. Với tâm lý chủ quan cũng như e ngại khiến cho người bệnh phải đối mặt với một số những biến chứng nguy hiểm như

Biến chứng của bệnh trĩ thì rất hiếm nhưng vẫn có thể xảy ra bao gồm:

Gây thiếu máu, nhiễm trùng: Như chúng tôi đã phân tích ở trên khi trĩ phát triển ở mức độ nặng thì máu có thể phun ra thành từng tia vì thế khi người bệnh đi đại tiện sẽ khiến cho lượng máu mất rất lớn. Vì thế nó khiến cho người bệnh rơi vào tình trạng mất máu sẽ gây ra hiện tượng chóng mặt, hoa mắt hay mệt mỏi. Bên cạnh đó nếu như người bệnh mắc bệnh trĩ cấp độ nặng cũng sẽ gây ra tình trạng áp xe hậu môn nó sẽ gây ra tình trạng nhiễm trùng máu rất lớn, kéo theo hàng loạt những biến chứng về da cũng như đường hô hấp….

Rối loạn chức năng hậu môn: Như chúng ta cũng đã biết hậu môn có chức năng đào thải phân và các độc tố ra ngoài cơ thể. Chính vì thế mà việc xuất hiện búi trĩ ở hậu môn sẽ khiến cho chức năng bị ảnh hưởng, búi trĩ khiến cho các cơ bị chèn ép, việc co thắt hậu môn sẽ gặp nhiều những khó khăn. Nặng hơn sẽ khiến cho người bệnh không thể kiểm soát được việc đại tiện của bản thân.

Sa nghẹt búi trĩ: Đây là tác hại của bệnh trĩ nội. Khi búi trĩ phát triển với kích thước lớn thì sẽ sa ra ngoài hậu môn, chèn ép lên các cơ vòng, gây tắc mạch và cản trở quá trình lưu thông máu. Ngoài ra búi trĩ sa ra ngoài thường mắc lại ở cửa hậu môn sẽ khiến cho việc đại tiện của người bệnh gặp nhiều những khó khăn, di chuyển, ngồi xuống sẽ gây ra những cơn đau đớn do va chạm vào các búi trĩ

Viêm nhiễm hoại tử búi trĩ: Khi búi trĩ sa ra ngoài lâu ngày sẽ gây ra tình trạng bị viêm nhiễm do các búi trĩ thường xuyên tiết dịch, đồng thời hậu môn cũng là nơi đào thải chất cặn bã của cơ thể. Chính vì thế nó khiến cho vi khuẩn, nấm sẽ dễ dàng bám vào các búi trĩ phát triển và gây hại. Vì vậy nếu như không được xử lý kịp thời tình trạng viêm nhiễm ngày càng trở nên nghiêm trọng, búi trĩ có thể lở loét, hoại tử từ đó sẽ đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh.

Viêm phụ khoa ở nữ giới: Do cấu tạo của cơ quan sinh dục và hậu môn của nữ giới rất gần nhau chính vì thế cơ quan sinh dục của nữ rất dễ tạo điều kiện để vi khuẩn lây lan vùng kín và gây ra hàng loạt các bệnh viêm phụ khoa. Chính vì thế nữ giới bị mắc bệnh trĩ thường có nguy cơ mắc bệnh viêm phụ khoa cao nếu như không được vệ sinh đảm bảo.

Tắc mạch: Nguyên nhân là do các mạch máu bị giãn phồng và ứ máu do rặn, bưng vác nặng, có thai, chơi thể thao nặng làm tăng áp lực trong khoang bụng sẽ tạo điều kiện thuận lợi hình thành cục máu đông gây tắc mạch. Tắc mạch trĩ ngoại thì vùng rìa hậu môn sẽ thấy khối phồng nhỏ màu xanh, đi kèm cảm giác đau rát khi sờ, căng. Tắc mạch trong trĩ nội thì có cảm giác đau và cộm trong sâu và triệu chứng không rầm rộ như trĩ ngoại.

Ngoài những tác hại nêu trên thì bản thân những người bệnh còn có thể mắc một số những bệnh như: Các bệnh về da liễu, làm suy giảm chức năng vận động và tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư trực tràng.

Biến chứng của bệnh trĩ gây ra những nguy hiểm khó lường

7. NĂM cách phòng chống bệnh trĩ hiệu quả

Như đã nói bệnh trĩ xuất hiện chủ yếu do thói quen sinh hoạt ăn uống không được hợp lý. Chính vì vậy chúng ta hãy xây dựng lối sống lành mạnh, khoa học là cách phòng chống bệnh trĩ hiệu quả. Dưới đây là một số những phương pháp phòng chống bệnh trĩ

7.1. Thay đổi chế độ ăn uống

- Bệnh trĩ ăn gì? Ăn thực phẩm nhiều chất xơ: Ăn nhiều trái cây, rau củ và ngũ cốc nguyên cám ví dụ lúa mì, yến mạch, lúa mạch, ngô, gạo lứt, lúa mạch đen, kê,... giúp làm mềm phân và tăng khối lượng phân. Thêm chất xơ vào chế độ ăn uống từ từ để tránh xì hơi quá mức.

- Uống nhiều nước: Bạn nên uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày để cung cấp lượng nước đầy đủ cho cơ thể, làm mềm phân, hỗ trợ quá trình trao đổi chất, giúp cho việc đại tiện được dễ dàng hơn.

- Không sử dụng đồ ăn nhanh có chứa nhiều dầu mỡ, cay nóng gây đau rát hậu môn

- Không sử dụng chất kích thích như rượu, bia, cà phê, thuốc lá gây kích thích hậu môn.

7.2. Hạn chế ngồi, đứng lâu

Ngồi quá lâu cũng như ngồi sai tư thế cũng gây ra bệnh trĩ, đặc biệt là trên bồn cầu, có thể làm tăng áp lực lên tĩnh mạch ở hậu môn.. Chính vì hãy đứng dậy, đi lại để cho các mạch máu được lưu thông tốt hơn, làm giảm tình trạng áp lực lên tĩnh mạch hậu môn và hạn chế tình trạng xuất hiện búi trĩ.

7.3. Tập thói quen đi vệ sinh vào thời gian cố định

Bạn nên tạo cho mình thói quen đi vệ sinh vào sáng sớm khi ngủ dậy là cách phòng chống bệnh trĩ hiệu quả. Ngoài ra không nên nhịn tiểu, đại tiện quá lâu tạo áp lực lên hậu môn và trực tràng

Không rặn mạnh khi đi cầu vì khi cố gắng rặn sẽ tạo ra áp lực lớn hơn lên các tĩnh mạch ở trực tràng dưới làm búi trĩ phình to và dễ chảy máu.

7.4. Tăng cường vận động

Các chuyên gia khuyên bạn rằng hãy duy trì vận động mỗi ngày bằng các bài tập thể dục như đi bộ, chạy xe đạp, yoga…để giúp ngăn ngừa táo bón và giảm áp lực lên tĩnh mạch, có thể xảy ra khi đứng lâu hoặc ngồi lâu.

7.5. Vệ sinh hậu môn sạch sẽ đúng cách

Hậu môn là nơi đào thải các chất cặn bã của cơ thể ra ngoài chính vì thế nên được vệ sinh sạch sẽ, đặc biệt là sau mỗi lần đại tiện để ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh.

Cách phòng ngừa bệnh trĩ hiệu quả nhất hiện nay

8. Điều trị bệnh trĩ như thế nào?

Với những tác hại của bệnh trĩ mà chúng ta đã nói ở trên thì việc điều trị sớm là cách tốt nhất để người bệnh hạn chế thấp nhất các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra ở bản thân. Hiện nay điều trị bệnh trĩ có 2 phương pháp đó là điều trị nội khoa và điều trị ngoại khoa. Tùy vào mức độ của bệnh mà bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.

8.1 Điều trị nội khoa

Đối với những người bệnh trĩ thì nên ăn chế độ có nhiều chất xơ, hạn chế các chất kích thích như rượu, ớt. Tránh hoạt động mạnh, tránh ngồi nhiều hoặc đứng quá lâu. Thay đổi thói quen đi đại tiện tránh táo bón.

Ngâm hậu môn trong nước ấm giúp làm cải thiện triệu chứng

Dùng thuốc bôi hoặc nhét tại chỗ, thuốc hỗ trợ tuần hoàn tĩnh mạch. Tác dụng của thuốc giúp kháng sinh, giảm đau, giảm ngứa, tiêu viêm, tăng cường sức bền cho tĩnh mạch và hỗ trợ co búi trĩ

8.2. Điều trị ngoại khoa

Trường hợp trĩ có biến chứng huyết khối: Thì bác  sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật cắt trĩ. Có nhiều kiểu cắt trĩ như: phương pháp hcpt, phương pháp pph, phương pháp laser,… Cách này giúp loại bỏ hoàn toàn búi trĩ một cách nhanh chóng. Tuy nhiên cắt trĩ lại dẫn đến nhiều biến chứng hậu phẫu như hẹp hậu môn, xuất huyết, rối loạn chức năng hậu môn. Thậm chí là sau khi cắt trĩ xong, người bệnh vẫn sẽ có nguy cơ tái phát cao bởi vì khí huyết vẫn chưa được khai thông nên tình trạng ứ trệ sẽ lại tiếp diễn tạo thành búi trĩ mới.

Những lưu ý khi điều trị bệnh trĩ

  • Trường hợp những bệnh nhân suy giảm miễn dịch dịch hoặc những người có viêm đại tràng thể hoạt động thì không có chỉ định phẫu thuật bệnh trĩ. Phẫu thuật trĩ cấp cứu đi kèm tỷ lệ biến chứng cao hơn.
  • Biến chứng cấp tính liên quan đến điều trị bệnh trĩ bao gồm đau, nhiễm trùng, chảy máu tái phát và bí tiểu. Biến chứng muộn bao gồm không kiểm soát do tổn thương cho cơ thắt hậu môn trong quá trình mổ xẻ.

8.3. Một số những sản phẩm kem bôi trĩ được các chuyên gia cũng như bác sĩ khuyên dùng hiện nay

8.3.1. Kem bôi trĩ Nhật Bản A

Kem bôi trĩ A là sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh trĩ số 1 hiện nay tại Nhật Bản được đông đảo  người dùng lựa chọn. Sản phẩm giúp mang đến hiệu quả nhanh chóng, an toàn, không gây hại cho da cũng như sức khỏe của người dùng

Xem ngay chi tiết: Kem bôi trĩ Nhật Bản A

Tác dụng của kem bôi trĩ A là gì?

  • Sản phẩm kem bôi trĩ A của Nhật giúp làm giảm đau nhanh chóng, nóng rát, ngứa và khó chịu của vùng hậu môn do trĩ.
  • Công dụng của kem bôi trĩ Nhật Bản A20g giúp làm co lại mô trĩ tạm thời, giúp giảm đau hiệu quả
  • Tác dụng của kem bôi trĩ Nhật Bản chữ A 20g là sản phẩm điều trị trĩ hiệu quả, hoạt động trên nguyên tắc phục hồi (bảo tồn) các tổ chức mô cơ ở vùng trực tràng hậu môn bị tổn thương do triệu chứng bệnh trĩ gây ra.
  • Sử dụng kem bôi trĩ của Nhật này hoàn toàn không làm cho bạn có cảm giác đau và mọi sinh hoạt hằng ngày vẫn diễn ra bình thường.
  • Bên cạnh đó kem bôi trĩ Nhật Bản giúp bạn ngăn chặn các tín hiệu đau đớn từ các đầu dây thần kinh ở da và giảm các mô bị sưng.

8.3.2. Kem bôi trị trĩ ngoại Titanoreine Của Pháp 20g

Kem bôi trị trĩ ngoại Titanoreine Của Pháp là sản phẩm hỗ trợ điều trị trĩ ngoại tốt nhất hiện nay của Pháp. Kem bôi trị trĩ ngoại Titanoreine giúp loại bỏ các triệu chứng đau rát, ngứa ngáy, khó chịu và cảm giác sung huyết, rối loạn hậu môn, có chức năng rút ngắn thời gian điều trị bệnh và dễ sử dụng và mang lại hiệu quả cao. Sản phẩm đã được kiểm chứng và được các bác sỹ chuyên khoa tại Pháp khuyên bạn nên sử dụng.

Xem ngay chi tiết: Kem bôi trị trĩ ngoại Titanoreine

Tác dụng của kem bôi trị trĩ ngoại Titanoreine là gì?

  • Sử dụng kem bôi trĩ Titanoreine giúp bạn cảm thấy mất đi sự khó chịu đau rát, chảy máu và làm co búi trĩ rút ngắn thời gian điều trị.
  • Công dụng của kem bôi trị trĩ ngoại Titanoreine của Pháp 20g  giúp làm giảm đau, giảm nhức, nóng rát, ngứa và khó chịu của vùng hậu môn.
  • Sản phẩm kem bôi trĩ titanoreine của pháp giúp ức chế các dây thần kinh gây ra cảm giác đau đớn và làm giảm các mô bị sưng.
  • Đặc biệt kem bôi trị trĩ ngoại titanoreine của pháp 20g có thể dùng được cho phụ nữ mang thai, cho con bú, trẻ em trên 12 tuổi.

Trên đây là tổng quan về bệnh trĩ mà aloola.vn đã tổng hợp lại. Hi vọng bạn đã có thêm những kiến thức bổ ích về căn bệnh này từ đó có cách nhận biết, phòng ngừa, và điều trị bệnh nhanh chóng hiệu quả. Nếu có bất kỳ những thắc mắc nào cần tư vấn về bệnh trĩ và cách điều trị vui lòng liên hệ qua số HOTLINE 0914 844 666 hoặc qua website: www.aloola.vn. Các nhân viên tư vấn sẽ giải đáp nhanh chóng và cụ thể những câu hỏi của bạn nhé.

Lưu ý:

  • Sản phẩm trên đều không phải là thuốc chữa bệnh trĩ, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
  • Hiệu quả sử dụng tùy thuộc vào cơ địa của từng người.

 Chúc bạn luôn khỏe mạnh mỗi ngày!


Kem bôi trĩ Nhật Bản A 20g chính hãng của Nhật Bản

Kem bôi trĩ Nhật Bản A 20g chính hãng của Nhật Bản
GIÁ BÁN 380.000đ Kem bôi trĩ Nhật Bản A 20g chính hãng của Nhật Bản

Kem bôi trĩ Nhật Bản A 20g giúp cho bạn giảm đi sự khó chịu đau rát,chảy máu và nhanh chóng làm co búi trĩ rút ngắn đi thời gian điều trị


THAM KHẢO:

Xem thêm:

Thực Phẩm Chức Năng

Tham khảo "Thực Phẩm Chức Năng":

Tin khác