goi tu van chat zalo chat fb
  • 0914 844 666

Tổng quan bệnh cơ xương khớp: Phân loại, nguyên nhân, triệu chứng, phòng và điều trị

Bệnh cơ xương khớp là một khái niệm tổng quát bao gồm nhiều bệnh lý khác nhau liên quan đến hệ cơ, xương, khớp. Cùng Aloola.vn tìm hiểu tổng quan về bệnh lý cơ xương khớp, bao gồm: phân loại, nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa, điều trị.

1. Bệnh cơ xương khớp là gì?

Bệnh cơ xương khớp là bệnh lý liên quan đến hệ thống cơ, xương, khớp, dây chằng và thần kinh, biểu hiện bởi tình trạng suy yếu chức năng ở hệ thống này. Điều này gây nên tình trạng đau nhức, hạn chế vận động, ảnh hưởng tới sinh hoạt, chất lượng cuộc sống.

Hiện nay y học ghi nhận gần 200 bệnh lý về cơ xương khớp. Chúng được chia làm 2 nhóm chính là bệnh lý cơ xương khớp do chấn thương và không do chấn thương.

Bệnh cơ xương khớp là gì?

Bệnh cơ xương khớp - Bệnh lý liên quan đến hệ thống cơ, xương, khớp

Xem ngay: Công dụng của Glucosamine và Chondroitin đối với xương khớp

2. Phạm vi ảnh hưởng

Bệnh lý cơ xương khớp đặc trưng bởi sự suy yếu ở cơ, xương, khớp và các mô liên kết lân cận dẫn đến những hạn chế vận động tạm thời hoặc suốt đời. Các bệnh về cơ xương thường có đặc điểm là đau (thường dai dẳng) và hạn chế khả năng vận động và sự khéo léo, làm giảm khả năng làm việc và tham gia xã hội của người bị. Đau ở các cấu trúc cơ xương là dạng đau không do ung thư phổ biến nhất.

Các tình trạng cơ xương khớp có liên quan trong suốt cuộc đời – từ thời thơ ấu đến tuổi già. Chúng bao gồm từ những tình trạng phát sinh đột ngột và chỉ tồn tại trong thời gian ngắn (chẳng hạn như gãy xương, bong gân và căng cơ, liên quan đến cơn đau và những hạn chế trong hoạt động) cho đến các tình trạng lâu dài như đau thắt lưng nguyên phát mãn tính và viêm xương khớp.

Các tình trạng cơ xương khớp bao gồm các tình trạng ảnh hưởng đến:

  • Khớp: chẳng hạn như viêm xương khớp, viêm khớp dạng thấp, viêm khớp vẩy nến, bệnh gút, viêm cột sống dính khớp;
  • Xương: loãng xương và gãy xương dễ gãy, gãy xương do chấn thương;
  • Cơ bắp: thiểu cơ, đau mỏi cơ
  • Nhiều vùng hoặc hệ thống trên cơ thể: chẳng hạn như các tình trạng đau vùng (ví dụ như đau lưng và cổ) và đau lan rộng (ví dụ như đau cơ xơ hóa), các bệnh viêm nhiễm như bệnh mô liên kết và viêm mạch có biểu hiện cơ xương, ví dụ như bệnh lupus ban đỏ hệ thống hoặc hậu quả là cắt cụt chi của bệnh tật hoặc chấn thương.
  • Các tình trạng cơ xương khớp cũng là yếu tố đóng góp cao nhất cho nhu cầu phục hồi chức năng trên toàn cầu. Nhu cầu về các dịch vụ phục hồi chức năng ở trẻ em hầu hết liên quan đến tình trạng cơ xương khớp. Trong khi ở người lớn cũng chiếm khoảng 2/3.

Ngoài ra, các bệnh cơ xương khớp thường cùng tồn tại với các bệnh không lây nhiễm khác và làm tăng nguy cơ phát triển các bệnh không lây nhiễm khác, chẳng hạn như bệnh tim mạch. Những người mắc bệnh cơ xương khớp cũng có nguy cơ mắc các vấn đề về sức khỏe tâm thần cao hơn.

bệnh cơ xương khớp

Số liệu về tỷ lệ người mắc bệnh xương khớp theo độ tuổi

3. Các bệnh cơ xương khớp thường gặp

Có gần 200 bệnh lý cơ xương khớp khác nhau, nhưng dưới đây là những bệnh phổ biến nhất:

3.1. Viêm khớp

Nguyên nhân và triệu chứng

Viêm khớp là tình trang sụn khớp bị tổn thương, thoái hóa, các đầu xương cọ xát vào nhau gây nên triệu chứng sưng đau, hạn chế vận động. Viêm xương khớp thông thường là do sụn khớp bị thoái hóa.

Triệu chứng viêm khớp điển hình bao gồm: đau nhức, sưng tấy, nóng đỏ tại các khớp bị viêm, phổ biến nhất là khớp tay, chân. Viêm khớp thường đau nhiều về đêm, khiến bệnh nhân khó ngủ, cứng khớp. Mệt mỏi, chán ăn, sốt,… cũng là triệu chứng đi kèm của bệnh viêm khớp.

Phòng và điều trị viêm khớp

  • Phương pháp điều trị: Dùng thuốc giảm đau chống viêm, thuốc đặc hiệu, phẫu thuật, kết hợp chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học.
  • Phương pháp phòng ngừa: Kiểm soát cân nặng, tăng cường tập luyện thể dục, thể thao, không lao động quá sức, ngồi làm việc đúng tư thế, khám sức khỏe cơ xương khớp định kỳ.

Các bệnh cơ xương khớp thường gặp - viêm khớp

Hình ảnh viêm khớp gối

3.2. Thoái hóa khớp

Nguyên nhân và triệu chứng

Thoái hóa khớp là tình trạng mòn dần của sụn khớp do bị tổn thương sụn khớp và xương dưới sụn, dịch khớp giảm dần và gây viêm nhiễm. Thoái hóa khớp gây đau nhức, hạn chế vận động.

Tuổi tác là nguyên nhân hàng đầu gây thoái hóa khớp. Bên đó còn có các yếu tố nguy cơ như di truyền, béo phì, dị dạn bẩm sinh, tổn thương khớp,…

Triệu chứng của thoái hóa khớp thường thấy: đau, cứng khớp, sưng khớp, biến dạng khớp, vận động hạn chế. Biến chứng nghiêm trọng nhất của thoái hóa khớp là mất hoàn toàn khả năng vận động.

Cách phòng ngừa và điều trị

  • Các phương pháp điều trị thoái hóa khớp bao gồm: phẫu thuật, dùng thuốc, điều trị không dùng thuốc.
  • Các phương pháp phòng ngừa thoái hóa khớp: Áp dụng chế độ ăn uống, làm việc, luyện tập khoa học, lành mạnh.

Xem ngay: Thoái hóa xương khớp nguyên nhân và cách phòng chống

Thoái hóa khớp

Các giai đoạn của bệnh thoái hóa khớp

3.3. Loãng xương

Nguyên nhân và dấu hiệu

Loãng xương là một trong các bệnh cơ xương khớp thường gặp nhất ở người già. Nó còn được gọi là bệnh giòn xương hay xốp xương. Loãng xương được biểu hiện bởi tình trạng xương liên tục mỏng dần, giảm mật độ chất trong xương, xương ngày càng giòn hơn, dễ gãy hơn dù chỉ với một chấn thương nhẹ.

Nguyên nhân bệnh loãng xương chủ yếu do tuổi tác và mãn kinh. Các yếu tố khác làm tăng nguy cơ mắc bệnh bao gồm: thừa cân béo phì, tiền sử gãy xương, nghiện rượu bia, thuốc lá, café, dùng thuốc corticoid, thuốc động kinh kéo dài, thiếu hormone sinh dục,…

Bệnh loãng xương tiến triển âm thầm và thường không có triệu chứng rõ ràng. Nhiều người khi bị gãy xương mới phát hiện đang bị loãng xương. Dù vậy vẫn có một số triệu chứng phổ biến hơn như: đau nhức đầu xương, mỏi dọc các xương dài hoặc đau như bị kim chích toàn thân; đau ở vùng xương thường phải chịu áp lực lớn ( xương cột sống, thắt lưng, đầu gối, xương chậu, xương hông), đau thường lặp lại, âm ỉ, kéo dài; đau tăng lên khi vận động, đứng/ngồi lâu; khó cúi gập người, xoay hẳn người.

Phòng và điều trị loãng xương

Điều trị loãng xương thường kết hợp giữa dùng thuốc và điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt. Trong trường hợp gãy xương sẽ phải điều trị ngoại khoa.

Các bác sĩ khuyến cáo nên phòng bệnh loãng xương ngay từ khi trẻ chưa sinh ra. Mẹ bầu cần áp dụng chế độ ăn uống khoa học, tăng cường bổ sung Canxi, Vitamin D. Cho trẻ khám sức khỏe định kỳ để phòng còi xương suy dinh dưỡng. Ngoài ra, ở bất cứ độ tuổi nào mọi người cũng cần có lối sống lành mạnh để giúp xương khớp luôn khỏe mạnh.

Xem ngay: 7 Cách phòng ngừa loãng xương hiệu quả, khoa học

Loãng xương - Các bệnh cơ xương khớp thường gặp

Loãng xương làm giảm mật độ chất trong xương

3.4. Bệnh Gút (Gout)

Nguyên nhân và triệu chứng

Gout là một trong những bệnh lý xương khớp nguy hiểm nhất hiện nay, đặc biệt gây nên những cơn đau dữ dội, ảnh hưởng rất nhiều tới vận động, tâm lý của người bệnh.

Nguyên nhân gây nên bệnh Gút là do rối loạn chuyển hóa nhân purin trong cơ thể, làm gia tăng nồng độ axit uric trong máu. Ăn nhiều thực phẩm giàu purin, uống nhiều rượu bia hay tình trạng suy thận, rối loạn di truyền làm giảm thải axit uric ra khỏi cơ thể được xem là những yếu tố hàng đầu gây rối loạn chuyển hóa nhân purin, tăng axit uric trong máu.

Dấu hiệu của bệnh Gout là những cơn đau khớp đột ngột, đau dữ dội, sưng tấy, đặc biệt thường đau vào sáng sớm. Nóng và đau nghiêm trọng khi đụng vào khớp.

Điều trị và phòng ngừa bệnh Gout

Thông thường phương pháp điều trị bệnh Gút sẽ kết hợp giữa: Thay đổi lối sống, điều chỉnh chế độ dinhh dưỡng, dùng thuốc (thuốc chống viêm NSAID, thuốc làm giảm axit uric trong máu, thuốc Colchicine, Corticosteroid)

Biện pháp phòng ngừa: Hạn chế thức ăn giàu đạm, giàu purin, thịt đỏ, hải sản; kiêng rượu bia, thuốc lá, cà phê, ớt, tiêu ; bổ sung nhiều rau xanh, trái cây tươi, uống nhiều nước mỗi ngày; tăng luyện tập thể dục thể thao đều đặn,…

Bệnh Gút (Gout)

4 Triệu chứng điển hình của bệnh Gout

3.5. Viêm khớp dạng thấp

Cũng như Gout, bệnh viêm khớp dạng thấp có mức độ nguy hiểm cao. Đáng ngại hơn khi viêm khớp dạng thấp có thể làm tổn thương tới nhiều cơ quan khác ngoài cơ xương khớp, bao gồm mắt, tim, da, phổi, mạch máu,… Do đó, viêm khớp dạng thấp được xếp vào một trong những bệnh cơ xương khớp nguy hiểm nhất hiện nay.

Nguyên nhân và dấu hiệu

Tình trạng rối loạn miễn dịch bên trong cơ thể gây nên viêm khớp dạng thấp. Nhưng nguyên nhân gốc rễ gây nên tình trạng rối loạn miễn dịch này thì chưa được các nhà khoa học tìm ra. Hiện di truyền vẫn được xem là yếu tố có liên quan nhất đến bệnh viêm khớp dạng thấp.

Các triệu chứng thường thấy khi bị viêm khớp dạng thấp bao gồm: Các khớp bị sưng, đau, nóng, hạn chế vận động. Thông thường khi bị sẽ bị đối xứng 2 bên, đau liên tục ngày đêm, cứng khớp vào buổi sáng. Triệu chứng nặng là gây biến dạng khớp, ảnh hưởng tới các cơ quan khác như: khô mắt, nổi nốt dưới da, vấn đề về tim, phổi,..

Biến chứng của viêm khớp dạng thấp là rất nguy hiểm. Nếu không được can thiệp kịp thời có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến các cơ quan khác, đe dọa đến tính mạng người bệnh.

Điều trị viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp chưa có phương pháp phòng ngừa cũng như chưa có phương pháp giúp chữa khỏi hoàn toàn bệnh. Do đó, việc thăm khám sức khỏe định kỳ là rất cần thiết. 

Các phương pháp điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp hiện nay chủ yếu để làm giảm triệu chứng của bệnh. Bao gồm: dùng thuốc, phẫu thuật, vật lý trị liệu, phục hồi chức năng,…

Viêm khớp dạng thấp - Bệnh cơ xương khớp thường gặp

Viêm khớp dạng thấp rất nguy hiểm, có thể gây nên những biến chứng rất tàn khốc

3.6. Thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm là tình trạng đĩa đệm bị dịch chuyển ra khỏi vị trí bên trong cột sống. Nó gây chèn ép vào ống sống hay các rễ dây thần kinh, từ đó gây nên tình trạng đau cột sống.

Nguyên nhân và triệu chứng bệnh

Thoái hóa tự nhiên, chân thương và vận động sai tư thế là 3 nguyên nhân chính gây nên bệnh thoát vị đĩa đệm. Ngoài ra còn có các yếu tố nguy cơ bao gồm: thừa cân béo phì, di truyền, đặc thù nghệ nghiệp, tiền sử bệnh lý cột sống,…

Triệu chứng của bệnh sẽ tùy thuộc vào vị trí đĩa đệm bị thoát và dây thần kinh bị chèn ép. Ví dụ thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng gây đau thắt lưng đột ngột, đau dữ dội, âm ỉ lan tỏa, đau buốt từng cơn. Người bệnh cúi hay ưỡn lưng khó khăn, bị tê hoặc yếu 2 chi, đau thần kinh tọa,… Trường hợp thoát vị đĩa đệm cột sống cổ sẽ gây đau, cứng cổ vai gáy, lan sang 2 bả vai, mỏi gáy, đau mỏi, tê nhức ở ngón tay cái, có thể đau đầu, chóng mặt,...

Phòng và điều trị thoát vị đĩa đệm

Các cách chữa trị thoát vị đĩa đệm hiện nay bao gồm: dùng thuốc, phẫu thuật, châm cứu, vật lý trị liệu…

Phòng bệnh bằng cách ăn uống lành mạnh, tăng cường thực phẩm giàu canxi, glucosmine, chondroitin, vitamin D, Canxi; thường xuyên tập luyện thể dục thể thao; làm việc điều độ, không gắng sức, ngồi đúng tư thế,…

Thoát vị đĩa đệm

Mô tả đĩa đệm bình thường và đĩa đệm bị thoát vị

Xem thêm: Bài tập chữa đau xương khớp đơn giản mà hiệu quả nhất

3.7. Bệnh cong vẹo cột sống

Bệnh cong vẹo cột sống, còn được gọi là bệnh Skolioz, là tình trạng khi cột sống bị uốn cong và biến dạng khỏi hình dạng bình thường.

Nguyên nhân và triệu chứng

Nguyên nhân chính của bệnh vẹo cột sống có thể bao gồm yếu tố di truyền, phát triển không đều của các cơ, tăng tốc độ tăng trưởng trong giai đoạn tuổi dậy thì, hoặc do các vấn đề sức khỏe khác như bệnh loãng xương.

Triệu chứng của bệnh cong vẹo cột sống thường bao gồm: cột sống bị uốn cong về một bên, vai và hông không cân đối, một bên lưng bị nâng cao hơn một bên, và thậm chí có thể gây đau lưng và khó khăn trong việc thực hiện các hoạt động hàng ngày.

Phòng ngừa và điều trị

Một số phương pháp phòng ngừa cong vẹo cột sống:

  • Kiểm tra sức khỏe của trẻ thường xuyên để phát hiện sớm các dấu hiệu của bệnh.
  • Duy trì tư thế đúng khi ngồi, đứng và đi lại để giảm nguy cơ bệnh phát triển.
  • Thực hiện các bài tập tăng cường cơ bắp lưng và bụng để hỗ trợ cột sống.
  • Bổ sung canxi và vitamin D để duy trì sức khỏe xương tốt.

Phương pháp điều trị:

  • Đối với trường hợp nhẹ sẽ được theo dõi và kiểm tra định kỳ, không cần chữa trị.
  • Đối với các trường hợp nghiêm trọng hơn, áo nẹp chỉnh hình hay giày chỉnh hình có thể được đeo để duy trì tư thế đúng và ngăn ngừa tình trạng tiến triển.
  • Trong trường hợp nặng, phẫu thuật có thể cần thiết để điều chỉnh uốn cong và tái tạo hình dáng cột sống.

Bệnh cong vẹo cột sống

Các dạng cong vẹo cột sống

3.8. Bệnh cơ xương khớp do tổn thương

Các tổn thương như trật khớp, bong gân, đứt gân, tổn thương cơ, đứt dây chằng, và gãy xương được xếp vào hạng mục bệnh cơ xương khớp do tổn thương. Nguyên nhân thường gắn liền với những hoạt động hằng ngày như tập thể dục, chơi thể thao, lao động,…

Mức độ khó chịu và nguy hiểm của các tổn thương là khác nhau. Các vấn đề nhỏ nhất thường liên quan đến sự căng cơ. Trong khi đau nhức và giãn, rách dây chằng thường liên quan đến bong gân. Các tình huống gãy xương có thể tác động lên dòng máu và tủy sống, và nếu không được xử lý ngay lập tức, có thể đe dọa tính mạng.

4. Bệnh xương khớp nên ăn gì và kiêng ăn gì?

Chế độ dinh dưỡng không giúp bạn chữa bệnh, nhưng sẽ giúp ích rất nhiều trong việc phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh, tăng cường sức khỏe cơ xương khớp.

4.1. Thực phẩm tốt cho cơ xương khớp

  • CANXI: Canxi giúp xương chắc khỏe. Canxi cũng chịu trách nhiệm cho sự co cơ khỏe mạnh, cho phép đông máu và thậm chí giữ cho tim của chúng ta đập. Các nguồn canxi tuyệt vời bao gồm: Các sản phẩm từ sữa như sữa, phô mai và sữa chua; các loại rau lá xanh như cải xoăn, rau bina và rau cải xanh; cá xương như cá mòi, đậu hũ, đậu nành, các loại hạt như hạnh nhân và quả óc chó.
  • VITAMIN D: Vitamin D giúp cơ thể bạn hấp thụ canxi và cũng hỗ trợ các cơ cần thiết để bảo vệ xương của bạn. Thực phẩm giàu vitamin D bao gồm: Cá béo như cá ngừ và cá thu, Nấm, Lòng đỏ trứng, Thực phẩm tăng cường vitamin D như sữa, nước cam và ngũ cốc.
  • CHẤT ĐẠM: Có đủ lượng protein trong chế độ ăn uống của bạn là chìa khóa để hỗ trợ sức khỏe của cơ và xương. Mặc dù protein có nhiều chức năng trên khắp cơ thể, nhưng đối với sức khỏe cơ xương khớp, chúng chịu trách nhiệm cung cấp hỗ trợ cấu trúc và cho phép cơ thể di chuyển. Protein có thể được tìm thấy trong các loại thực phẩm sau: thịt gia cầm, thịt cá hồi, cá tuyết, trứng, đậu, hạnh nhân, vừng.
  • AXIT BÉO OMEGA-3: Axit béo omega-3 chứa protein có đặc tính chống viêm có thể làm giảm sự khó chịu ở khớp. Omega-3 có thể được tìm thấy trong các loại cá như cá hồi, cá ngừ và cá mòi. Nếu bạn không ăn hải sản, bạn có thể chọn dùng thực phẩm bổ sung để thay thế.

Xem thêm: Những thảo dược hỗ trợ điều trị bệnh viêm khớp hiệu quả

Thực phẩm tốt cho cơ xương khớp

Ăn uống đóng vai trò quan trọng trong phòng và hỗ trợ điều trị bệnh cơ xương khớp

4.2. Bệnh xương khớp kiêng ăn gì?

  • Thực phẩm chứa nhiều purine: Purine là một chất có thể tạo thành axit uric trong cơ thể, gây ra tình trạng bệnh gút (một dạng bệnh cơ xương khớp). Tránh thực phẩm như thịt đỏ, hải sản, mạch nha và các sản phẩm chứa ca cao.
  • Đường tinh khiết: Các sản phẩm thực phẩm chứa nhiều đường tinh khiết có thể làm gia tăng viêm nhiễm và triệu chứng đau của bệnh xương khớp. Hạn chế đường, đặc biệt là đường tự nhiên và đường tinh khiết thêm vào thực phẩm.
  • Chất béo bão hòa: Chất béo bão hòa có thể gây tăng huyết áp và tình trạng viêm nhiễm. Tránh thực phẩm có nhiều chất béo bão hòa như thực phẩm nhanh, thực phẩm chế biến và thực phẩm chiên rán.
  • Thực phẩm chứa gluten: Nếu bạn mắc bệnh viêm khớp dạng thấp và có dấu hiệu không dung nạp gluten, hạn chế thực phẩm chứa gluten có thể giúp cải thiện triệu chứng.
  • Thực phẩm tạo khí và gây sưng bụng: Một số thực phẩm như đậu, hành tây, tỏi và các loại hạt có thể tạo khí và gây sưng bụng, làm tăng khó chịu cho người mắc bệnh xương khớp.
  • Rượu bia, chất kích thích, cà phê: Chúng có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng đau cơ xương khớp, hoặc cản trở việc hấp thụ các thành phần dưỡng chất tốt cho cơ xương như canxi, vitamin D,…

Bệnh xương khớp kiêng ăn gì

Những thực phẩm người bệnh xương khớp nên tránh

5. Top bệnh viện khám và điều trị bệnh cơ xương khớp tốt nhất

Thông tin về các bệnh viện hàng đầu cho khám và điều trị bệnh cơ xương khớp có thể thay đổi theo thời gian và tình trạng sức khỏe cụ thể. Tuy nhiên, dưới đây là một số bệnh viện nổi tiếng tại Việt Nam mà bạn có thể xem xét:
  • Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội)
  • Bệnh viện Hữu Nghị Việt – Đức (Hà Nội)
  • Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 (Hà Nội)
  • Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh (Hà Nội)
  • Bệnh viện Lão khoa Trung ương (Hà Nội)
  • Bệnh viện Chỉnh Hình & Phục Hồi Chức Năng Đà Nẵng (Đà Nẵng)
  • Bệnh viện Trung Ương Huế (Huế)
  • Bệnh viện Chợ Rẫy (TP HCM)
  • Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM (TP HCM)
  • Bệnh viện Chấn Thương Chỉnh Hình (TP HCM)
  • Bệnh viện Nhân dân 115 (TP HCM)
  • Bệnh viện Nguyễn Tri Phương (TP HCM)

Trên đây là thông tin tổng quan về bệnh cơ xương khớp. Việc hiểu rõ nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa, điều trị sẽ góp phần giúp bạn duy trì sức khỏe xương khớp tốt. Bằng việc điều chỉnh lối sống lành mạnh, tập thể dục đều đặn, và tuân thủ hướng dẫn từ các chuyên gia y tế, chúng ta có thể giảm nguy cơ mắc bệnh cơ xương khớp và duy trì sức khỏe xương khớp khỏe mạnh cả đời. Nếu cần tư vấn các vấn đề liên quan đến sức khỏe xương khớp, cũng như các thực phẩm bổ sung hỗ trợ cơ xương khớp tốt nhất, hãy liên hệ ngay cho chúng tôi – Hotline: 0914 844 666 để được hỗ trợ nhanh chóng, chính xác nhất.

 

Xem thêm:

Tác Giả: Hoàng Oanh

Hoàng Oanh

Hoàng Oanh - Hỗ trợ tư vấn, chia sẻ các kiến thức, sản phẩm làm đẹp, chăm sóc sức khỏe chuẩn khoa học, an toàn và hiệu quả.

Xem thêm:

Tham khảo "":

Tin khác