goi tu van chat zalo chat fb
  • 0914 844 666

Nám da khi mang thai do đâu? Cách điều trị như thế nào là an toàn?

Nám da khi mang thai là một trong vô số những thay đổi đáng kể người phụ nữ có thể gặp phải trong thời kỳ mang thai. Chuột rút, ốm nghén, đủ loại cơn đau nhức mà bình thường rất hiếm gặp. Làn da và mái tóc cũng có những thay đổi có thể theo hướng tích cực hoặc tiêu cực. Và nếu bạn thấy xuất hiện những mảng da sẫm màu trên mặt thì nhiều khả năng bạn đang gặp phải tình trạng nám khi mang thai.

Vậy nám da khi mang thai là gì? Tại sao bà bầu lại bị nám và cách phòng tránh, điều trị nám da khi mang thai sao cho hiệu quả. Cùng Aloola.vn tìm hiểu chi tiết ngay sau đây.

Nám da khi mang thai là gì?

Nám da là một trong những rối loạn sắc tố da, trong đó các tế bào hắc tố (tế bào tạo màu da) trong da vì một số lý do đã tăng lên bất thường.  Nám khi mang thai được gọi là chloasma, hay « mặt nạ thai kỳ »

Nám da là một vấn đề về thẩm mỹ. Do đó, về mặt sức khỏe, nám da trong thai kỳ sẽ không ảnh hưởng tới em bé theo bất kỳ cách nào hoặc gây ra bất cứ biến chứng thai kỳ nào khác.

Bình thường, những người có nhiều sắc tố da hơn như người gốc Phi, Bắc Phi, Trung Đông vẫn hay bị nám da hơn do bản chất cơ thể họ sản xuất nhiều melanin hơn so với người thuộc chủng tộc khác.

nám da khi mang thai là gì?

Nám da khi mang thai khiến không ít chị em lo lắng, stress

Xem ngay: Bí quyết trị nám da phụ nữ Tuổi 30 an toàn từ thiên nhiên

Nguyên nhân gây nám da khi mang thai

Tình trạng tăng sắc tố da khi mang thai nhìn chung là phổ biến. Biểu hiện dễ thấy là núm vú, quầng vú, nách hoặc bộ phận sinh dục sẫm màu hơn. Tình trạng này cũng có thể xuất hiện ở phần bụng, thậm chí là toàn cơ thể.

Theo các chuyên gia, nguyên nhân chính gây nên tình trạng nám da khi mang thai là do sự thay đổi nội tiết tố, cụ thể là sự dư thừa của estrogen và progesteron. Ngoài ra, các mảng tối trên mặt có thể trầm trọng hơn khi tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời. Hoặc cũng có thể đến từ việc sử dụng các sản phẩm mỹ phẩm hoặc phương pháp điều trị da. Thậm chí là do di truyền.

Ngoài ra, sự mất cân bằng nội tiết cũng có thể khiến nám da trầm trọng hơn ngay cả trước khi mang thai.

Tóm lại, những yếu tố trên, dù kết hợp hay riêng lẻ sẽ khiến các hormone kích thích tế bào sắc tố phản ứng lại bằng cách tạo ra dư thừa các sắc tố bảo vệ các mảng tối trên da mà chúng ta vẫn thường gọi là melanin.

Nguyên nhân gây nám da khi mang thai

Những nguyên nhân hàng đầu gây ra nám ở bà bầu

Xem thêm: Top 5 viên uống trắng da trị nám tốt nhất hiện nay

Dấu hiệu bị nám da khi mang bầu

Triệu chứng điển hình nhất là xuất hiện mảng sẫm màu trên khuôn mặt. Các mảng hoặc đốm sẫm màu này có thể xuất hiện trên má, cằm, hoặc quanh miệng. Đặc biệt khi bạn tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời hoặc càng về trong thời kỳ thai kỳ thì tình trạng nám có thể nặng lên.

Nhưng lưu ý, nám da không gây ra tình trạng đau, ngứa hay nhức. Các dấu hiệu này, hoặc một kích ứng nghiêm trọng nào khác đối với làn da có thể là do bạn đang phải đối phó với một tình trạng khác. Tốt nhất hãy báo cáo với bác sĩ.

Nám da thường xuất hiện ở thời điểm nào của thai kỳ?

Nám da có thể xuất hiện ở bất cứ thời điểm nào trong thai kỳ, nhưng phổ biến nhất là vào tam cá nguyệt thứ 2 và thứ 3.

Ngoài ra, thời điểm xuất hiện nám khi mang thai cũng có thể ảnh hưởng bởi thời điểm bạn ra ngoài nắng hoặc thậm chí thời điểm bạn mang thai vào mùa nào trong năm.

nám da trong thai kỳ

Nám da có thể hình thành trong thời gian bạn tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời

Sau khi sinh nám da có hết không?

Tin tốt là hầu như tình trạng nám da khi mang thai sẽ không trở nên trầm trọng thêm sau khi sinh em bé. Thậm chí nhiều người nám sẽ hoàn toàn biến mất mà không cần can thiệp bất cứ phương pháp điều trị nào.

Cách ngăn ngừa và trị nám da khi mang thai

Bầu bị nám da mặt thì phải làm sao. Điều này chắc hẳn khiến rất nhiều chị em stress. Nhưng trên thực tế, nhiều chuyên gia khuyên không nên điều trị nám khi mang thai. Bởi như đã nói ở trên, tình trạng nám có thể tự được cải thiện sau khi sinh. Hơn nữa, một số phương pháp điều trị nám da sẽ không an toàn và hiệu quả khi áp dụng cho bà bầu.

Tham khảo một số cách phòng ngừa và khắc phục nám da khi mang thai theo lời khuyên từ chuyên gia :

Tránh tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời

  • Nên tránh xa các tia nắng mặt trời, đặc biệt trong thời gian dài. Hạn chế tắm nắng, thay vào đó hãy thư giãn, nghỉ dưới gốc cây.
  • Nếu tập thể dục thì hãy cố gắng tránh giờ nắng cao điểm, thường là vào giữa ngày.

Dùng kem chống nắng, quần áo chống nắng

Một cách phòng tránh nám da khi mang thai hiệu quả khác là thoa kem chống nắng. Hãy chọn những loại kem chống nắng dành cho bà bầu, có độ an toàn cao, có chỉ số SPF từ 30 trở lên.

Tốt nhất nên chọn dòng kem chống nắng vật lý, kem chống nắng chứa các khoáng chất như oxit kẽm, titan dioxit… Chúng sẽ có xu hướng bảo vệ rộng hơn, ít kích ứng da hơn.

Nhưng bạn cũng đừng quên che chắn cẩn thận với áo chống nắng, mũ nón để mang lại hiệu quả tốt nhất nhé.

cách phòng ngừa nám da cho bà bầu

Sử dụng các loại kem chống nắng dành riêng cho bà bầu

Xem ngay: Kem chống nắng trị nám hoàn hảo Edally Nhật Bản

Sử dụng các sản phẩm chăm sóc da dịu nhẹ

Ngăn ngừa nám da khi mang thai các chuyên gia cũng khuyên bạn nên chọn các sản phẩm chăm sóc da dịu nhẹ. Thông thường, những mỹ phẩm này sẽ có đề các thông tin trên nhãn dán như: không gây nổi mụn, không chứa hương liệu, không gây nhạy cảm, được bác sĩ da liễu chấp thuận…

Với mỹ phẩm trang điểm bạn cũng áp dụng tương tự.

Áp dụng một số cách trị nám da cho bà bầu an toàn tại nhà

  • Nước chanh: Sử dụng hỗn hợp nước ép nửa quả chanh với nước ép nửa quả dưa chuột để loại bỏ sắc tố trên da.

Xem ngay: Cách trị Nám da mặt bằng Nước Cốt Chanh

  • Giấm táo: Trộn giấm táo với ít nước chấm lên vùng da bị sạm đen khi mang bầu.
  • Sữa magie: Sau khi rửa mặt, dùng bông gòn thoa sữa magie lên vùng da tối màu. Để như vậy qua đêm và rửa sạch vào sáng hôm sau.
  • Bột yến mạch và mật ong: Trộn bột yến mạch đã nấu chín với mật ong để làm mặt nạ trị nám cho bà bầu. Đắp trong khoảng 10 phút rồi rửa sạch.

Ăn uống đầy đủ, có thể thêm chất bổ sung

Để phòng nám khi mang thai bạn cũng có thể điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý. Đảm bảo uống đủ nước, ăn với chế độ nhiều trái cây tươi, rau quả, ngủ đủ giấc.

Ngoài ra, nghiên cứu cho thấy, nám da khi mang thai có thể liên quan đến sự thiếu sắt, vitamin B12, omega-3. Do đó, bạn có thể hỏi ý kiến bác sĩ để có lời khuyên về chất bổ sung hiệu quả và an toàn nhất.

cách chữa nám da khi mang thai

Bổ sung thêm các loại trái cây giúp đẩy lùi nám hiệu quả

Tóm lại, nám da khi mang thai là điều không chị em nào muốn. Nhưng nhìn chung, tình trạng nám sẽ mờ dần trong vài tháng sau khi sinh con. Do đó, bạn không nên quá lo lắng và có thể ngăn chặn, khắc phục nám bằng các phương pháp an toàn dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ. Tránh lựa chọn điều trị theo những cách tiềm ẩn rủi ro cao. Bởi hơn hết, điều quan trọng nhất của một mẹ bầu vẫn là sức khỏe của hai mẹ con đúng không?

Hy vọng thông tin chúng tôi chia sẻ sẽ thực sự hữu ích đến bạn!

Tham khảo một số sản phẩm chăm sóc da an toàn cho bà bầu

Xem thêm:

Tác Giả: Hoàng Oanh

Hoàng Oanh

Hoàng Oanh - Hỗ trợ tư vấn, chia sẻ các kiến thức, sản phẩm làm đẹp, chăm sóc sức khỏe chuẩn khoa học, an toàn và hiệu quả.

Xem thêm:

Tham khảo "":