goi tu van chat zalo chat fb
  • 0914 844 666

Một phần ba dân số toàn cầu bị thiếu Kẽm (Zn, Zinc)

Một phần ba dân số toàn cầu bị thiếu kẽm  đó là hiện trạng mà không phải ai cũng biết .Chúng ta thường nghe và nhắc nhiều đến hiện tượng thiếu sắt , nhưng các  lại không biết rằng tình trạng thiếu kẽm hiện nay còn cao hơn cả  thiêu sắt .Thiếu kẽm ảnh hưởng không hề nhỏ đến các vấn đề  về sức khỏe .Hiện nay dân số thế giới có 1/3 ở tình trạng thiếu kẽm, một con số đáng báo động.

Một phần ba dân số toàn cầu bị thiếu kẽm  

 

Một phần ba dân số toàn cầu bị thiếu kẽm

Kẽm có tác dụng gì sức khỏe con người

Kẽm  không chỉ là một nguyên tố hóa hoạc mà chúng ta được biết như trong bảng hệ thống tuần hoàn . Kẽm còn là một  khoáng chất thiết yếu cho nhiều chức năng của cơ thể, kẽm  chứa nhiều trong các loài giáp xác (tôm, cua, sò, ốc…) cũng như trong nhiều loài thực phẩm như gà, đậu, hạt quả khô.

Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), 1/3 dân số thế giới đang bị thiếu kẽm.

  • Các chuyên gia y tế cho rằng phần đông chúng ta chỉ hấp thu một nửa mức khuyến cáo: 15 mg kẽm/ngày. “Thiếu kẽm liên quan tới rất nhiều vấn đề sức khỏe, bao gồm suy giảm miễn dịch, chức năng sinh sản và thậm chí có thể “khuyến khích” sự phát triển của bệnh tim”, giáo sư Jon Beatle ở Đại học Aberdeen (Anh) cho biết.
  • Có nhiều nghiên cứu trong đó có nghiên cứu  của Đại học Wayne (Mỹ) chỉ ra rằng kẽm cần thiết cho sự phát triển cũng như chức năng bình thường của tế bào miễn dịch. Kẽm là Khoáng chất này cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển và phân chia tế bào. Bên cạnh đó kẽm cũng có lợi cho cơ bắp.Kẽm rất cần cho Phụ nữ mang thai và trẻ em  . Trẻ đang phát triển bị thiếu kẽm không những chậm lớn mà còn có hệ miễn dịch yếu, trí não kém phát triển, da khô thiếu sức sống.

Kẽm còn có đặc tính kháng ôxy hóa, ngăn ngừa sự tổn hại cho màng tế bào và các mô, đồng thời giúp phục hồi ADN nên góp phần làm chậm quá trình lão hóa. Các nghiên cứu của trường ĐH State Wayne, Michigan (Mỹ), cho thấy khoáng chất này rất thiếu yếu cho sự phát triển bình thường và hoạt động của các tế bào miễn dịch. Nó cũng đóng vai tròng quan trọng trong việc tạo ra, lớn lên và hoàn thiện của các tế bào sinh sản.

Kẽm cũng rất cần để xây dựng hệ cơ và rất thiết yếu đối với thai phụ, trẻ nhỏ. Thiếu kẽm sẽ ảnh hưởng tới sự tăng trưởng, phát triển của trẻ, khả năng đề kháng với bệnh tật kém, não chậm phát triển và da khô, không khỏe. Kẽm hoạt động như một chất chống ôxy hóa, ngăn ngừa sự phá hủy các màng tế bào và các phân tử khác trong cơ thể, theo nghiên cứu của các nhà khoa học trường ĐH Florida. Nó cũng sửa chữa chuỗi AND, nơi “trú ẩn” của các mã gen, và giúp làm chậm quá trình lão hóa.

 Kẽm là nguyên tố của đàn ông . Nếu thiếu kẽm cũng gây ảnh hưởng đến khả năng giao hợp , số lượng tinh trùng , khả năng duy trì nòi giống ở phái mạnh . Các chuyên gia cho rằng kẽm còn có khả năng kích thích việc sản sinh ra một loại protein có tác dụng làm "tê liệt" cadmium, một tác nhân nguy hiểm gây bệnh ung thư tiền liệt tuyến.Mỗi lần "thăng hoa", cơ thể người đàn ông có thể mất đi tới 420mg kẽm. Mỗi miligam tinh dịch có tới 150mcg kẽm, nhiều hơn tất cả các nguyên tố vi lượng khác trong cơ thể. Nếu lượng kẽm không được đảm bảo thì số lượng tinh trùng giảm từ 40 -50%, có thể làm mất khả năng sinh sản

 

Một phần ba dân số toàn cầu bị thiếu kẽm

 

  Viêc thiếu kẽm sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe tình dục của nam giới

 

 Nhu cầu kẽm của cơ thể sẽ được đáp ứng khi ăn 1 miếng lườn gà hoặc 200g thịt bò. Cứ 250g thịt gà sẽ chứa 7,5mg kẽm, 100g hạnh nhân và đậu phộng chứa 2mg kẽm. Những thực phẩm giàu kẽm nhất là từ hải sản và thịt. Vì thế những người ăn chay thuộc nhóm có nguy cơ thiếu kẽm cao nhất. Có thể tăng cường bổ sung chất kẽm cho cơ thể bằng cách giảm bia rượu, hút thuốc và cả giảm căng thẳng, stress. Những người ăn chay nên chú ý lựa chọn các loại ngũ cốc cố bổ sung chất này. Họ cũng nên ăn nhiều các loại hạt họ hạnh nhân, các loại hạt giống (hạt bí, hạt hướng dương, hạt dưa…) - đây đều là những thực phẩm rất giàu chất kẽm.

Lượng kẽm cần bổ sung vào cơ thể con người theo thể trạng và lứa tuổi như sau:

  •  - Trẻ 0-6 tháng: 2mg/ngày
  • - Trẻ 7-11 tháng: 3mg/ngày
  • - Trẻ 1-3 tuổi: 3mg/ngày
  • - Trẻ 4-8 tuổi: 5mg/ngày
  • - Trẻ 9-13 tuổi: 8mg/ngày
  • - Nam giới (từ 14 tuổi trở lên): 11mg/ngày
  • - Nữ giới (19 tuổi trở lên): 8mg/ngày
  • - Phụ nữ mang thai (sau 18 tuổi): 11-12mg/ngày
  • - Phụ nữ cho con bú: 12-13mg/ngày

Tác hại của việc thiếu kẽm :

 Thiếu kẽm sẽ dấn đến những hội chứng lâm sàng như sau :

  • - Bệnh ruột non viêm da đầu chi (acrodermatitis enteropathy) là bệnh di truyền bắt đầu sớm đặc trưng bởi những sang thương dạng nốt mủ và dạng chàm trên da và tiêu chảy. Có thể có các vết loét ở miệng, hậu môn và đường sinh dục. Cáu gắt và thất điều tiểu não cũng có thể xảy ra.
  • - Chậm phát triển, biếng ăn, ngủ gà, giảm năng tuyến sinh dục, đặc biệt ở các nam thanh niên Iran và Ai Cập nơi có chế độ ăn kẽm thấp.
  • - Thiếu kẽm cấp tính xảy ra sau hàng tuần nuôi ăn ngoài ruột, điều trị penicillamine, hoặc nghiện rượu nặng. Các dấu hiệu bao gồm nổi ban trên mặt và chân tay, có thể là mụn mủ hoặc mụn nước, bỏng rộp, tiết nhờn hoặc dạng trứng cá. Các vết loét da ẩm ướt không đau ( thường liên quan mức kẽm huyết thanh thấp hơn 1.0mcg/ml, đã được báo cáo lành với điều trị kẽm.
  • -Các bệnh nhân bệnh đường ruột nghi ngờ mất qua phân có thể có dấu hiệu gợi ý thiếu kẽm. Các bệnh này gồm hội chứng hấp thu kém, nhiễm trùng đường ruột và các tiêu chảy xuất tiết khác. Lượng mất ngoại sinh có thể trên 20mg/ngày. Hội chứng kém hấp thu có thể làm mất hơn 90% kẽm trong chế độ ăn.
  • - Thiếu kẽm do mất nhiều protein cũng xảy ra ở bệnh nhân bị bệnh đường ruột gây mất đạm và hội chứng thận hư, bỏng, chấn thương. 20% kẽm cơ thể tập trung ở da, và bỏng nặng là nguyên nhân thường gặp gây thiếu kẽm.
  • - Tăng nhu cầu kẽm trong thời kỳ phát triển và thai kỳ, càng làm tăng mất kẽm trong các thời kỳ này, thúc đẩy nhanh đến thiếu kẽm.
  • - Bệnh nhân xơ gan bài tiết quá mức kẽm ra nước tiểu và có thể làm rối loạn chức năng tinh hoàn, chán ăn, lờ đờ, quáng gà. Kẽm acetate 600mg có thể làm cải thiện các rối loạn não (Lancet 2:493, 1984).
  • - Bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm làm mất Zn qua đường niệu. Thiếu kẽm gây dậy thì muộn, giảm năng tuyến sinh dục, vóc người nhỏ, biếng ăn, giảm số lượng lông trên cơ thể, loét chân mạn tính, và chứng giảm vị giác. 

 Vậy bổ sung kẽm  như thế nào để đạt hiệu quả tốt nhất

 

 Việc bổ sung kẽm rất cần thiết với bất kỳ ai , bạn có thể bổ sung kẽm qua chế độ ăn uống dinh dưỡng hàng ngày hoặc sử dụng viên uống bổ dung kẽm Viên kẽm Zinc. Viên kẽm Zinc chính là viên uống bổ dsung kẽm hiệu quả nhất hiện nay . Viên kẽm Zinc được sản xuất tại Mỹ và sử dụng rộng rãi trên  khắp các quốc  gia khác nhau để bổ sung nguông kẽm thiết yếu cho cơ thể . Chính vì thế với viên kẽm Zinc chúng ta có thể đạp tan những lo lắng về  việc thiếu kẽm .

 

Bạn có thể tham khảo thêm những thông tin chi tiết hơn về sản phẩm Zinc tại đây : https://aloola.vn/zinc-50mg-200v-thuoc-bo-sung-kem/

Xem thêm:

Tác Giả: Ánh Tuyết

Ánh Tuyết

cô gái tài năng, sắc đẹp: Ánh Tuyết quan tâm đến ký năng làm đẹp và chăm sóc sức khỏe

Xem thêm:

Tham khảo "":