goi tu van chat zalo chat fb
  • 0914 844 666

Biotin là gì? công dụng của biotin là gì? vai trò của biotin đối với cơ thể con người như thế nào?

 

 

Biotin được biết đến là một loại vitamin nhóm B tan trong nước có thể giúp cơ thể chuyển hóa thức ăn thành năng lượng. Biotin đặc biệt rất quan trọng trong giai đoạn mang thai và đang cho con bú. Bên cạnh đó Biotin cũng rất quan trọng  với làn da, mái tóc và móng....

Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu Biotin là gì? Công dụng của biotin như thế nào? Vai trò của biotin đối với cơ thể như thế nào? 

Biotin là gì? Công dụng của biotin như thế nào?

Vậy Biontin là gì?

Theo như các chuyên gia cho biết Biotin hay còn gọi là vitamin B7 hay vitamin H đây là một trong những loại vitamin B phức tạp, có thể tan trong nước. Biotin đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với sự tăng trưởng và phát triển của cơ thể con người.
 
Trường hợp những người bị thiếu hụt Biotin thường hay gặp các triệu chứng như rụng tóc, mất màu tóc, xuất hiện những vảy đỏ xung quanh mắt, mũi, miệng, chân tay bị tê…
 

Biotin là gì? 

Công dụng của Biotin như thế nào?

– Biotin liên quan đến việc sản xuất của một số loại enzyme quan trọng mà cơ thể cần để hoạt động bình thường. Biotin hoạt động chặt chẽ với các acid pantothenic để tạo thành axit béo, cần thiết cho sự chuyển hóa carbohydrate, protein và chất béo.
 
– Biotin có tác dụng giúp làm đẹp, chăm sóc da, tóc, bảo vệ gan, hệ thần kinh và mắt…
 
– Đối với những người bình thường, biotin được sản xuất tự nhiên ở đường ruột, tuy nhiên đối với một số người bị thiếu hụt biotin vẫn phải bổ sung qua chế độ ăn uống hàng ngày.
 
Biotin còn hỗ trợ việc sử dụng các vitamin B-phức tạp khác, đóng vai trò quan trọng trong sản xuất năng lượng bằng cách chuyển đổi glucose trong máu (đường) thành năng lượng.
 
– Theo như một số nghiên cứu còn cho thấy, khi sử dụng Biotin hợp lý có thể cải thiện đường trong máu, hỗ trợ điều trị tiểu đường loại 2.
 
Biotin có tác dụng gì? tác dụng của Biotin là giúp phục hồi tăng trưởng tóc do thiếu hụt dinh dưỡng.
 
– Biotin giúp móng tay chắc khỏe hơn.
 

Tác dụng tuyệt vời của Biotin đối với con người

Vai trò của Biotin đối với cơ thể như thế nào?

1. Biotin giúp tăng cường chuyển hóa, trao đổi chất

Biotin được coi là chất xúc tác cho một số phản ứng trao đổi chất có các thành phần như chất béo, protein và carbohydrate. Các quá trình này rất quan trọng đối với cơ thể, giúp con người hoạt động bình thường, ổn định.

2. Biotin giúp Da và tóc đẹp

Biotin được xem là một thành phần thiết yếu để da và tóc luôn đẹp. Nó đem lại sức sống cho da, loại bỏ các tác nhân xấu làm ảnh hưởng tới sắc tố da. Ngoài ra nó còn giúp móng tay không bị giòn và gãy. Những người da đầu khô, bị gàu, rụng tóc... có thể do thiếu hụt vitamin B7 trong chế độ ăn hàng ngày gây nên.

3. Biotin rất tốt cho móng tay

Móng tay yếu, dễ bị gãy, tách móng hoặc nứt.. đây là một trong những tình trạng tương đối phổ biến, nó làm ảnh hướng đến khoảng 20% dân số trên thế giới. Chính vì thế Biotin có thể hỗ trợ giúp ích cho tình trạng móng tay dễ bị gãy này

4. Biotin hỗ trợ giảm cân

Những người mắc bệnh béo phì được bác sỹ khuyên nên ăn những thực phẩm giàu Biotin bởi nó rất hữu ích trong việc giảm cân, giảm chất béo dư thừa và giúp duy trì trọng lượng khỏe mạnh.

5. Biotin giúp cải thiện các vấn đề về tim

Biotin đảm bảo cho sự hoạt động bình thường của tim mạch bằng cách giảm mức độ cholesterol trong cơ thể, nguyên nhân chính của tình trạng xơ vữa động mạch, đau tim và đột quỵ.

6. Biotin giúp cơ thể tổng hợp các thành phần

Biotin đóng vai trò không thể thay thế trong việc duy trì sức khỏe tối ưu cho con người. Ví dụ, Biotin giúp quá trình tổng hợp ra acid béo và acid amin trong cơ thể, xử lý glucose để tạo ra năng lượng thích hợp...

7. Biotin có thể làm giảm lượng đường huyết ở người bệnh tiểu đường

Trường hợp những người bị Tiểu đường typ 2 là một bệnh về chuyển hóa, đặc trưng bởi việc tăng lượng đường huyết và chức năng insulin bị ảnh hưởng. Việc bổ sung biotin, phối hợp với crom khoáng có thể làm giảm lượng đường huyết ở một số người bệnh tiểu đường typ 2. Biotin giúp các bệnh nhân đái tháo đường điều tiết insulin trong máu và duy trì mức đường huyết ổn định.

8. Biotin đối với bệnh đa xơ cứng

Đa xơ cứng là một bệnh tự miễn. Trong bệnh đa xơ cứng, lớp áo bảo vệ các sợ thần kinh trong não, tủy sống và mắt bị tổn thương hoặc bị phá hủy. Với lớp áo này được gọi là lớp myelin và biotin được cho là một yếu tố quan trọng trong việc sản xuất myelin.
 
Theo như một nghiên cứu thí điểm trên 23 người bị bệnh đa xơ cứng tiến triển kiểm tra việc sử dụng biotin nồng độ cao. Và kết quả cho thấy hơn 90% số người tham gia có những dấu hiệu cải thiện về mặt lâm sàng của bệnh

9. Biotin đóng vai trò quan trọng trong khi mang thai và cho con bú

Tác dụng của Biotin rất quan trọng trong suốt quá trình mang thai và cho con bú. Đây được xem là giai đoạn đã được chứng minh là có liên quan đến việc tăng nhu cầu biotin. Trên thực tế, theo như thống kê có khoảng 50% số phụ nữ mang thai sẽ bị thiếu biotin ở mức độ nhẹ. Chính điều này có nghĩa là thiếu biotin mới chỉ bắt đầu ảnh hưởng đến sức khỏe của họ nhưng chưa đủ nghiêm trọng để gây ra các triệu chứng dễ nhận thấy.

10. Các lợi ích khác của Biotin đối với sức khỏe

Ngoài ra, nó còn có ích trong điều trị một số bệnh như rụng tóc, bệnh Parkinson, hội chứng Rett, candida âm đạo, bệnh thần kinh ngoại biên...

Nhu cầu tiêu thụ Biotin ở từng độ tuổi:

– Ở mỗi độ tuổi lại có mức tiêu thụ biotin khác nhau. Tất cả người trưởng thành và phụ nữ mang thai từ độ tuổi 19 trở đi cần tiêu thụ 30 mcg Biotin mỗi ngày.
 
Trường hợp mẹ đang cho con bú nên bổ sung ít nhất 35 mcg/ngày.
 
Đối với thanh thiếu thiên trong độ tuổi từ 14 tới 18 cần 25 mcg/ngày.
 
Đối với trẻ trong độ tuổi từ 9 tới 13 cần khoảng 20 mcg/ngày.
 
Bé mới biết đi từ 1 tới 3 tuổi cần 8 mcg/ngày
 
Bé từ 4 tới 8 tuổi cần khoảng 12 mcg/ngày
 

Biotin giúp cho cơ thể có làn da, mái tóc đẹp, móng tay, móng chân chắc khỏe

Những trường hợp nào thiếu hụt Biotin

- Chế độ dinh dưỡng bữa ăn hàng ngày không cung cấp đủ biotin, đặc biệt là giai đoạn mang thai hay cho con bú.
 
- Việc chúng ta ăn nhiều trứng sống trong một thời gian dài là nguyên nhân gây ra thiếu biotin: theo như các nhà nghiên cứu cho biết rằng trong lòng trắng trứng sống có chứa một loại protein tên là avidin, sẽ gắn vào biotin và hỗ trợ ngăn chặn cơ thể hấp thu biotin.
 
- Do di truyền: Nếu như cơ thể thiếu hụt enzym biotindase cần thiết cho biotin hoạt động hay phóng thích từ thực phẩm.
 
- Trường hợp mắc các bệnh lý ở đường tiêu hóa như: viêm dạ dày, ung thư dạ dày, bệnh Crohn… ảnh hưởng đến sự hấp thu biotin vào cơ thể.
 
- Sử dụng thuốc: Khi cơ thể sử dụng trong một thời gian dài thuốc kháng sinh (amoxicillin, tetracyclin…) sẽ tiêu diệt các vi khuẩn tổng hợp biotin ở ruột và thuốc chống động kinh (phenytoin, carbamazepin…) sẽ ảnh hưởng tới sự hấp thu biotin của cơ thể.

Các triệu chứng của cơ thể khi thiếu hụt Biotin

- Da bị khô, viêm da tăng tiết bã nhờn.
 
- Thường hay rụng tóc.
 
- Bị rối loạn tiêu hóa: nôn ói, ăn kém ngon…
 
- Rối loạn chức năng thần kinh: mất ngủ, lo âu, trầm cảm…
 
- Bị viêm lưỡi…

Bổ sung Biotin qua các loại thực phẩm hàng ngày

Chúng ta có thể bổ sung biotin qua các loại thực phẩm trong đó nhiều nhất là gan nấu chín. Trong gan nấu chín có thể chứa từ 27 đến 35mcg Biotin.
 
Biotin còn được tìm thấy trong nhiều các loại thực phẩm khác như cá hồi, thịt lợn, bơ, súp lơ, chuối, quả mâm xôi…
 
Ngũ cốc và các loại trái cây cũng là nguồn cung cấp Biotin hiệu quả…
 
Trứng và các sản phẩm từ sữa có chứa nhiều Biotin
 
Tong trứng có chứa rất nhiều Biotin, 1 quả trứng to có thể cung cấp từ 13 đến 25 mcg. Các sản phẩm từ sữa như sữa chua, bơ, phô mai… cũng có chứa rất nhiều biotin. Như chúng ta đã biết trong 1 cốc sữa chua với hàm lượng chất béo thấp có 7,4mcg Biotin, một cốc sữa chua không béo chứa 4,9mcg. Đối với phô mai, một lượng khoảng 29g có chứa từ 0,4 tới 2 mcg Biotin.
 
Tuy nhiên, bạn không nên ăn quá nhiều lòng trắng trứng bởi lòng trắng trứng có chứa nhiều loại protein kháng khuẩn liên kết với Biotin và ngăn chặn quá trình hấp thu của cơ thể.
 
Bổ sung Biotin cho cơ thể qua các loại thực phẩm hàng ngày
Men và men bia có nhiều Biotin
 
Theo như nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng, men bia hay men dinh dưỡng rất giàu Biotin. Trong một gói nấm men trọng lượng 7g có chứa từ 1, 4 tới 14mcg Biotin.
 
Biotin có nhiều trong trái cây và rau quả
 
Với các loại thực phẩm như cải bắp, súp lơ, bông cải xanh, cải xoắn… cũng có chứa rất nhiều Biotin và vitamin, trong 1 chén củ cải đường nấu chín cung cấp khoảng 5,3 mcg biotin, một cái súp lơ cũng chứa từ 0,2 tới 4mcg biotin.
 
Khoai lang và khoai tây trắng cũng chứa Biotin nhiều hơn các loại thực phẩm thông thường.
 
Với các loại hoa quả đều chứa loại vitamin này như quả bơ, chuối, mâm xôi… Ăn một quả chuối bổ sung cho cơ thể 3mcg Biotin.
 
Biotin có nhiều trong trái cây và rau củ quả
Biotin có nhiều trong thịt, thịt gia cầm và cá
 
Thịt cá và gia cầm cũng có chứa lượng nhỏ Biotin để cung cấp cho cơ thể, trong 87g thịt lợn có thể cung cấp từ 2 tới 4 mcg Biotin.
 
Bổ sung các loại thực phẩm hợp lý hàng ngày sẽ là cách an toàn nhất giúp bạn cung cấp biotin cho cơ thể.

Độ an toàn và tác dụng phụ của Biotin đối với cơ thể

Sử dụng Biotin được coi là tương đối an toàn cho sức khỏe của con người. Kể cả khi cơ thể của bạn tiêu thụ với một lượng rất lớn (trên 300mg/ngày) để điều trị bệnh đa xơ cứng cũng không có tác dụng phụ gì. Để bạn dễ nhận biết, 300mg/ngày là liều gấp khoảng 10.000 lần so với liều khuyến nghị một ngày cho người trưởng thành (30 microgam).
 
Biotin là một vitamin tan trong nước, nên nếu tiêu thụ quá nhiều thì lượng biotin thừa sẽ được thải trừ qua nước tiểu. Mặc dù thế nhưng có một số báo cáo cho thấy, sử dụng biotin liều cao có thể gây ra những kết quả bất thường khi kiểm tra tuyến giáp, do vậy bạn nên hỏi ý kiến bác sỹ trước khi dùng biotin nếu bạn đang phải dùng các thuốc điều trị tuyến giáp.
Xem thêm:

Tác Giả: Thu Lan

Thu Lan

CHUYÊN GIA về mỹ phẩm và thực phẩm chức năng KHỎE ĐẸP. Tham gia tư vấn từ lâu trên hệ thống AloOla.vn: Tư vấn kiến thức và sản phẩm GIÚP KHẺO ĐẸP.

Thực Phẩm Chức Năng

Tham khảo "Thực Phẩm Chức Năng":

Tin khác