goi tu van chat zalo chat fb
  • 0914 844 666

Đái tháo đường tuýp 2: Chẩn đoán, biến chứng, cách phòng ngừa

Bệnh đái tháo đường xếp hàng thứ 10 là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở nhiều quốc gia. Theo thống kê cứ 10 người mắc tiểu đường thì có tới 9 người mắc tiểu đường type 2 ( Tiểu đường type 2 chiếm tới 90 % ). Ngoài yếu tố di truyền thì nguyên nhân thừa cân, béo phì, lười vận động góp phần làm tăng tỷ lệ số người mắc phải đái tháo đường type 2.

Bệnh tiểu đường type 2 là gì?

Bệnh đái tháo đường type 2 về cơ bản là bệnh lý mà khi tuyến tụy không sản xuất đủ insulin hoặc khi cơ thể tự kháng với insulin được sản xuất. Có rất nhiều các nguyên nhân khác nhau gây nên bệnh lý này. Một trong những nguyên nhân phổ biến là do: Béo phì, ăn quá nhiều chất béo, ngồi làm việc quá nhiều, uống nhiều bia rượu, người cao tuổi, người có tiền sử rối loạn dung nạp glucose…

Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh tiểu đường type 2 có thể gây ra những biến chứng rất nguy hiểm như: Giảm khả năng chăn gối, suy thận cấp, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, mù mắt, hoại tử…

nguyên nhân phổ biến gây nên bệnh đái tháo đường loại 2

Những nguyên nhân phổ biến gây nên bệnh đái tháo đường loại 2

Xem ngay: Tiểu đường thai kỳ và những điều bạn cần biết

Tại sao đái tháo đường type 2 là bệnh lý nghiêm trọng?

Bệnh đái tháo đường type 2 là bệnh lý nghiêm trọng vì:

  • Có tần suất bệnh lý cao (10,5% dân số) và đang gia tăng.
  • Có nhiều biến chứng nguy hiểm.
  • Chi phí điều trị tốn kém.
  • Việc điều trị phức tạp và kéo dài suốt đời.

Theo Liên đoàn đái tháo đường Thế giới (IDF) công bố năm 2021, cả thế giới có tới 537 triệu người mắc đái tháo đường, tương ứng với tỷ lệ cứ 10 người lớn độ tuổi 20 - 79 tuổi có 1 người mắc đái tháo đường; cứ 6 trẻ sinh ra có 1 trẻ bị ảnh hưởng bởi đái tháo đường trong giai đoạn phát triển thai nhi. Đặc biệt, có tới 50% số người trưởng thành mắc đái tháo đường mà không được chẩn đoán.

Tại Việt Nam, Thứ trưởng Nguyễn Thị Liên Huơng cho biết, kết quả điều tra của Bộ Y tế năm 2021 cho thấy tỷ lệ mắc đái tháo đường ở người trưởng thành ước tính là 7,1%, tương đương với khoảng gần 5 triệu người đang mắc bệnh đái tháo đường. 

Trong đó, số đã được chẩn đoán chỉ chiếm khoảng 35% và số đang được quản lý, điều trị tại các cơ sở y tế chiếm 23,3%. Theo dự báo, số mắc đái tháo đường của Việt Nam cũng như toàn thế giới sẽ tiếp tục tăng nhanh trong những năm tới. (Theo: moh.gov.vn)

Bệnh đái tháo đường type 2

Những con số đáng báo động về bệnh đái tháo đường tại Việt Nam

Xem ngay: Đây là 4 loại tảo tốt nhất để phòng chống bệnh tiểu đường

Dấu hiệu nhận biết bệnh đái tháo đường type 2

Các triệu chứng của bệnh tiểu đường loại 2 là rất đa dạng, nhưng lại không rõ ràng và khó nhận biết. Đó là lý do vì sao nhiều người mắc đái tháo đường tuýp 2 nhưng không hề biết. Những triệu chứng phổ biến nhất bao gồm:

  • Rất khát
  • Đi tiểu nhiều
  • Nhìn mờ
  • Cáu kỉnh
  • Ngứa ran hoặc tê ở bàn tay hoặc bàn chân
  • Mệt mỏi/cảm thấy mệt mỏi
  • Vết thương không lành
  • Nhiễm trùng nấm men tiếp tục tái phát
  • Cảm thấy đói
  • Giảm cân mà không cần cố gắng
  • Bị nhiễm trùng nhiều hơn
  • Xuất hiện các vùng sẫm màu, da sần sần quanh cổ hoặc nách

Dấu hiệu nhận biết bệnh đái tháo đường type 2

Nhận biết đái tháo đường type 2 thông qua các triệu chứng điển hình

Những biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường type 2

Bệnh tiểu đường là nguyên nhân chính gây ra các bệnh hiểm nghèo về tim mạch vành, tai biến mạch máu não, suy thận, hoại tử chi... Dưới đây là 4 biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh tiểu đường type 2 có thể xảy ra nếu người bệnh ko kiểm soát tốt đường huyết của mình.

Bệnh tiểu đường gây tổn thương mạch máu ở võng mạc

Biến chứng này có thể dẫn tới giảm thị lực hay mù hoàn toàn. Tiểu đường cũng làm tăng nguy cơ bị các bệnh lý mắt khác như đục thủy tinh thể và glaucoma.

Biến chứng ở thận do bệnh tiểu đường type 2

Thận chứa hàng triệu búi mạch máu nhỏ có chức năng lọc chất thải ra khỏi cơ thể. Nếu bạn bị tiểu ra đường, các mạch máu nhỏ trong thận của bạn có thể trở nên hư hỏng theo thời gian.

Điều này ảnh hưởng đến hệ thống lọc của thận, có nghĩa là sản phẩm chất thải sẽ tích tụ trong máu của bạn, và cơ thể của bạn sẽ giữ lại nước và muối nhiều hơn (gây tăng cân và sưng phù) và cũng có thể gây ra tăng huyết áp.

Cuối cùng có thể dẫn tới suy thận hay bệnh thận giai đoạn cuối không thể phục hồi được, khi đó cần phải chạy thận nhân tạo hay ghép thận

Biến chứng ở mạch máu và tim

Các bệnh của các mạch máu (động mạch) là phổ biến ở những người mắc bệnh tiểu đường. Xơ vữa động mạch (hẹp hay xơ cứng động mạch) được gây ra bởi chất béo, chất cholesterol và tạo nên các mảng bám ở thành mạch.

Điều này làm cho các động mạch trở nên hẹp và xơ cứng lại. Các cục máu đông có thể hình thành, làm gián đoạn lưu lượng máu đến các cơ quan quan trọng như tim và não. Điều này có thể gây ra chết một phần cơ tim, gây ra một cơn đau tim (nhồi máu cơ tim) hay đột quỵ.

Đôi khi một mảng bám có thể vỡ ra và đi vào dòng máu ở các nơi khác trong cơ thể, gây tắc mạch. Giữ mức cholesterol trong máu của bạn thấp và quản lý huyết áp có thể giúp ngăn chặn một cơn đau tim hoặc đột quỵ.

Biến chứng ở chân của bệnh tiểu đường type 2

Tổn thương thần kinh ở chân và giảm tưới máu chân làm tăng nguy cơ của nhiều biến chứng trên bàn chân như vết thương không lành,cảm thấy tê và đau buốt bàn chân. Nếu không được điều trị, các vết thương hay nốt phồng sẽ bị nhiễm trùng. Nếu tổn thương trầm trọng có thể phải cắt bỏ ngón chân, bàn chân hay cả chân ( đoạn chi) để cứu tính mạng bệnh nhân.

biến chứng của bệnh đái tháo đường tuýp 2

Những biến chứng nguy hiểm của bệnh đái tháo đường tuýp 2

Cách phòng bệnh đái tháo đường type 2

Sau đây là một số phương pháp giúp phòng tránh bệnh tiểu đường:

- Giảm cân: Giảm trọng lượng cơ thể là cách đơn giản nhất để đưa bạn ra khỏi vòng nguy hiểm của căn bệnh tiểu đường.

- Có chế độ dinh dưỡng hợp lý

  • Ăn chừng mực: không ăn bữa nào quá no hay quá đói, không ăn thứ gì quá nhiều.
  • Ăn đa dạng: nên ăn trên 20 loại thực phẩm mỗi ngày bằng cách ăn các món ăn hỗn hợp, có nhiều món trong một bữa ăn, và món ăn nên thay đổi trong ngày, giữa các ngày, theo mùa…
  • Dùng dầu thực vật thay cho mỡ động vật, lượng bột đường vừa đủ theo nhu cầu hoạt động của cơ thể, tránh dư thừa sẽ dễ làm tăng cân.
  • Ăn thức ăn nguyên vẹn, gần với thiên nhiên để ít bị mất đi các thành phần dinh dưỡng có trong thức ăn.
  • Nên hạn chế mặn, nếu có cao huyết áp chỉ dùng <1/2 muỗng cà phê muối/ ngày kể cả nêm nếm trong thức ăn.
  • Nên ăn các loại thịt nạc bỏ da, ăn cá nhiều hơn thịt. Ăn thêm các loại đạm thực vật như đậu hũ, các loại đậu khác.

Xem ngay: 12 Thức ăn tốt nhất dành cho người tiểu đường

Cách phòng bệnh đái tháo đường type 2

Thay đổi lối sống giúp ích rất nhiều trong việc phòng ngừa bệnh tiểu đường

- Hạn chế đi xe: Chúng tôi không muốn nói là bạn không được đi xe nữa nhưng hãy hạn chế việc phụ thuộc vào xe quá nhiều mà không vận động bằng cách đi bộ hoặc đạp xe mỗi ngày.

- Khám bệnh thường xuyên: Cách phòng và chữa trị bệnh dễ dàng nhất là khám bệnh thường xuyên để phát hiện bệnh sớm.

- Gia tăng hoạt động thể lực: Chơi thể thao hơn 30 phút trong hầu hết các ngày. Tập thể dục khoảng 1giờ/ngày trong hầu hết các ngày. Năng động trong mọi hoạt động, bước khoảng từ 5.000-10.000 bước chân/ngày. Tránh ngồi một chỗ quá lâu khi làm việc, nên nghỉ ngơi 5 phút sau 1 tiếng làm việc. Đối với phụ nữ, nên hạn chế việc làm vào ban đêm.

Hị vọng những thông tin trên sẽ giúp ích được các bạn. Tại Siêu thị Aloola.vn của chúng tôi có có rất nhiều sản phẩm tốt cho Sức Khỏe mà các bạn có thể quan tâm. Liên hệ HOTLINE: 0914 844 666 để được chúng tôi tư vấn, hỗ trợ chi tiết!

Xem thêm:

Tác Giả: Hien Trinh

Hien Trinh

Hien Trinh là một biên tập viên phòng viên của một số trang tin uy tín có nhiều bài viết chia sẻ trong lĩnh vực sản phẩm làm đẹp tư vấn làm đẹp

Thực Phẩm Chức Năng

Tham khảo "Thực Phẩm Chức Năng":

Tags: