goi tu van chat zalo chat fb
  • 0914 844 666

13 loại thực phẩm hàng ngày có thể chứa độc tố bạn nên biết

Trong quá trình sử dụng thực phẩm rất ít người chú ý thực phẩm tự nhiên tuy có nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho cơ thể, nhưng một số thực phẩm có nguồn gốc thực vật vẫn chứa các thành phần độc tố tự nhiên hoặc do qua quá trình chế biến sai cách mà sản sinh ra độc tố có hại.

Hãy nắm vững những loại thực phẩm có chất độc hại tự nhiên và một số lưu ý khi chế biến để đảm bảo sưc khỏe cho bạn và gia đình nhé!

1.    Mộc nhĩ tươi chứa độc

Mộc nhĩ tươi chứa chất Porphyrin – là loại chất cự kì nhạy cảm với ánh sáng. Sau khi ăn mộc nhĩ tươi, sự chiếu rọi của ánh nắng mặt trời rất dễ khiến chúng ta bị viêm da, xuất hiện trạng thái ngứa, chứng phù thủng, đau nhức; có người bị phù nề thanh quản sẽ dễ gây nên tình trạng khó thở.

2. Đậu xanh nấu chưa chín kĩ

Đậu xanh có chứa loại chất có tên saponin - một chất gây kích thích mạnh mẽ đối với đường tiêu hóa của con người, có thể gây ra viêm xuất huyết, giải thể các tế bào máu đỏ.

Trong đậu cũng chứa hemagglutinin với tập hợp tế bào máu đỏ gây ra ngộ độc sau khi ăn. Vì vậy nếu ăn đậu xanh nấu chưa chín kĩ dễ bị ngộ độc.

 

 

3. Dưa muối chưa kĩ

Dưa muối là món ăn thơm ngon được nhiều người ưa thích. Nhưng nếu không biết sử dụng đúng cách thì dưa muối đôi khi lại trở thành thứ gây hại cho chính chúng ta.
 


Bởi vì trong một vài ngày đầu muối dưa, vi sinh vật sẽ chuyển hóa nitrat trong các nguyên liệu thành nitric, làm hàm lượng nitric tăng cao, độ pH giảm dần (có nghĩa là độ chua tăng dần lên). Ăn dưa ở giai đoạn này thì có vị cay, hăng, hơi đắng vì dưa chưa chín kĩ. Lúc này dưa muối chứa rất nhiều natrite rất có hai cho cơ thế nếu ăn vào.

Vậy nên cần chú ý chỉ nên ăn dưa muối khi đã chín kĩ.

4. Gừng dập

Gừng tươi là thực phẩm không nên để lâu bởi sau một vài ngày nó sẽ héo, mềm ra, tóp đi và hỏng dần ở các nhánh nhỏ và các vết cắt. Lúc này đừng vì tiếc rẻ mà cắt đi phần héo đi để sử dụng tiếp bởi chúng sẽ gây ngộ độc cho bạn.


 

Theo một số nghiên cứu thấy rằng do quá trình dập nát, cũ hỏng mà bên trong củ gừng đã sản sinh ra một chất độc hại có tên là shikimol. Chất này nằm trong cả củ gừng chứ không phải chỉ ở phần giập nát nên không thể cắt bỏ hết. Đây là hoạt chất với độc tính rất cao, chỉ cần một lượng nhỏ thôi cũng có thể gây sự biến đổi tế bào gan của một người đang khoẻ mạnh.

5. Khoai tây mọc mầm

Khoai tây mọc mầm là loại thực phẩm cực kì gây độc cho sức khỏe con người. Trong điều kiện không thích hợp (ẩm ướt) khoai tây sẽ mọc mầm.

Trong quá trình mọc mầm củ khoai tây sẽ sản sinh ra chất độc solamine, chất này kích thích tương đối mạnh đến niêm mạc dạ dày, ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương. Nếu ăn khoai tây mọc mầm có nguy cơ bị đau bụng, ỉa chảy, nôn mửa, thậm chí bị suy hô hấp.

 



 

Trên thực tế, không ít người vì tiếc rẻ mà vẫn sử dụng chúng đã gây ra những ca ngộ độc nghiêm trọng. Lưu ý tránh xa loại thực phẩm này ra nhé!

6. Sắn và măng

Một nghiên cứu trên 3 loại măng cho thấy: măng trắng (được bào từ củ măng), măng trắng ngâm nước nửa ngày, khi đó, măng đã ra nước hơi chua và măng vàng là măng đã qua luộc và ngâm nước bán trên thị trường đều có hàm lượng chất độc xyanua rất đáng lo ngại. Chất xyanua có sẵn trong măng sẽ giảm dần khi tiếp xúc với nước.

Nhưng đối với măng chua, trong quá trình ngâm, chất xyanua có thể kết hợp với một số enzym hoặc kết hợp với một số chất trong ruột người gây ngộ độc cấp tính. Do đó, khi chế biến măng, bạn nên làm theo kinh nghiệm dân gian là rửa kỹ, ngâm măng trong nước nhiều giờ và luộc qua 1 – 2 lần trước khi ăn để tránh bị ngộ độc.

 



 

Trong sắn cũng có chứa nhiều chất độc xyanua. Khi luộc, nhất là luộc với số lượng lớn thì chất này sẽ đóng váng trên bề mặt nước. Người ăn phải chất này với hàm lượng cao sẽ bị ngộ độc. Cách tốt nhất để loại bỏ chất xyanua trong sắn là lột vỏ, sau đó ngâm trong nước lạnh nhiều giờ trước khi luộc. Ngoài ra, trong lúc luộc, nên mở nắp nồi để chất xyanua bay đi, lượng độc chất sẽ giảm đáng kể.

7. Rau cải nấu chín để qua đêm

Trong rau cải chứa nhiều chất nitrat. Nếu để rau cải qua đêm, do tác dụng của vi khuẩn, muối nitrat chuyển thành muối nitrit, sau khi ăn có thể làm cho tổ chức trong cơ thể thiếu ôxy, xuất hiện triệu chứng trúng độc, đau đầu, chóng mặt, nôn mửa. Ngoài ra, chất nitrit có nguy cơ cao gây ung thư đường ruột.

 


 

8. Bí ngô để lâu

Bí ngô chứa hàm lượng đường cao nên trong thời gian lưu trữ, bên trong bí ngô xảy ra quá trình hô hấp kỵ khí – lên men, và biến chất. Càng để lâu thì bí ngô ngày càng biến chất và gây hại. Vì vậy khi ăn sẽ gây nguy hiểm tới sức khỏe.


 

9. Bắp cải thối

Trong bắp cải thối có chứa nitrite, chất này đóng vai trò trong sự hình thành methemoglobin trong máu người, khiến máu mất các chức năng oxy, làm cho ngộ độc oxy, chóng mặt, đánh trống ngực, nôn mửa, tím môi… bị nặng có thể gây bất tỉnh, co giật, khó thở, không kịp thời cứu hộ có thể đe dọa tính mạng.

Vì thế, tuyệt đối không nên sử dụng bắp cải để nấu ăn khi nó đã bị thối.


 

10. Lòng trắng trứng gà sống

Trong trứng gà sống có các chất làm cản trở sự hấp thu dinh dưỡng cơ thể và gây hại tới chức năng tiêu hóa của tuyến tụy. Ngoài ra, ăn trứng gà sống rất mất vệ sinh, dễ đưa các vi khuẩn vào cơ thể, gây bệnh.

 


 

11. Cà chua xanh

Cà chua xanh có chứa chất độc Solanine. Do đó, khi ăn cà chua xanh, khoang miệng có cảm giác đắng chát; sau khi ăn có thể xuất hiện các triệu chứng ngộ độc như chóng mặt, buồn nôn, nôn mửa… Giới khoa học còn cảnh báo ăn cà chua xanh sống càng nguy hiểm.

 


 

12. Củ cải trắng

Củ cải trắng chứa độc tố furocoumarins. Chất độc này chứa nhiều nhất trong lớp vỏ, có thể gây đau dạ dày hoặc phản ứng rát bỏng trên da khi tiếp xúc. Do đó, khi chế biến món ăn, bạn cần gọt bỏ sạch vỏ và phần hư hỏng trên củ để tránh độc. Khi được nấu chín, nướng, gia nhiệt trong lò vi sóng, củ cải cũng hết độc.

 


 

13. Củ ấu tàu

Củ ấu tàu từ Trung Quốc hay ở vài tỉnh miền Bắc nước ta như Cao Bằng, Lào Cai. Người dân có tục lệ ngâm rượu để xoa bóp xương khớp, tuy nhiên một số người lại nấu cháo ăn hay uống rượu có ngâm củ ấu tàu.

Trong củ ấu tàu có độc tố là aconitin rất độc, ngay sau khi ăn, uống chỉ cần một ngụm nhỏ người bệnh thấy ngay cảm giác tê lưỡi, mất cảm giác ở đầu lưỡi, họng, mặt rồi đến các chi, tiếp theo là cảm giác buồn nôn, co giật cơ, rối loạn nhịp tim, trống ngực và khó thở, thở khò khè rồi ngừng thở và tử vong nhanh.

 


 

Trên thực tế có không ít các ca ngộ độc thực phẩm nghiêm trong do ăn phải các loại thực phẩm chứa chất độc hại. Các bạn lưu ý tránh xa những loại thực phẩm trên đây để bảo vệ sức khỏe của chính bạn và cả gia đình.

Sưu tầm bởi: webtretho.com

Xem thêm:

Tác Giả: Ánh Tuyết

Ánh Tuyết

cô gái tài năng, sắc đẹp: Ánh Tuyết quan tâm đến ký năng làm đẹp và chăm sóc sức khỏe

Xem thêm:

Tham khảo "":