goi tu van chat zalo chat fb
  • 0914 844 666

10 điều phải biết về sức khỏe của trẻ em – phần 1

Sức khỏe và sự phát triển của các con gần như là điều quan tâm hàng đầu của bất kỳ vị bố mẹ nào. Hãy nhận biết 10 con số quan trọng liên quan đến con trẻ sau đây để giúp bạn có thể chăm sóc gia đình khỏe mạnh và an toàn nhất nhé!

1 - Là độ tuổi hầu hết trẻ em biết nói từ đầu tiên.

Tất nhiên không thể xác định chính xác đến ngày tháng nào con bạn sẽ nói được, nhưng thông thường khi được từ tháng 9-12, hầu hết trẻ nhỏ sẽ bập bẹ 1 hay 2 từ đầu tiên. Đến 18 tháng, trẻ sẽ biết nói 15-20 từ; và khi lên 2, số từ vựng sẽ tăng lên khoảng 50-270 từ. Nhưng bạn phải luôn nhớ: “Mỗi đứa trẻ có một tốc độ phát triển riêng!” Đứa trẻ biết nhiều từ hơn chưa chắc đã thông minh hơn, điều đó chỉ đơn giản có nghĩa rằng đứa trẻ đó, vào thời điểm đó, có kỹ năng đó tốt hơn bạn cùng lứa mà thôi.

Bạn có thể đọc sách truyện cho con nghe mỗi ngày để khuyến khích con sớm lên tiếng.

Từ 2-7 - Bé cần đi ngoài chừng đó lần mỗi tuần.

hiều người không biết điều này, nhưng thật ra không phải đứa trẻ nào cũng cần… ị mỗi ngày. Trẻ sơ sinh thường sẽ đi ngoài sau khi được cho ăn, tức từ khoảng 6-8 lần/ ngày; nhưng khi chúng lớn hơn thì chất lượng vượt trên số lượng, chỉ cần bé đi phân mềm (chứ không lỏng) là được. Nhưng nếu con bạn không đi ngoài lâu hơn 5-7 ngày, tỏ ra mệt mỏi căng thẳng, phân cứng và nhỏ, quần lót bị dính bẩn… có thể bé đã bị táo bón. Và đó là lúc bạn cần nhờ đến sự giúp đỡ của bác sĩ nhi khoa.

Chuyện đi "vũ trụ" của trẻ khiến nhiều phụ huynh đau đầu

5 – Là số thìa đường tối đa trong ngày của bé.

Trẻ con đặc biệt thích đồ ngọt hơn nhiều so với những loại thức phẩm bổ dưỡng như rau xanh hay ngũ cốc nguyên hạt. Cộng thêm với nguy cơ dẫn đến các bệnh “thời đại” như béo phì, tiểu đường, chúng ta càng nên kiểm soát chặt chẽ hơn việc sử dụng đường ở trẻ nhỏ. Một đứa trẻ chỉ cần từ 12 - 20 grams (3 - 5 thìa cà phê) đường mỗi ngày. Bạn cũng cần tập thói quen xem nhãn sản phẩm để có chọn lựa khôn ngoan.

6,2% - Đó là mức tăng số trẻ em thừa cân, béo phì tại Việt Nam trong năm 2009 so với năm 2000.

Ở Mỹ, tỷ lệ trẻ bị béo phì cũng đã lên đến 16%, tức gấp 3 lần so với 30 năm trước đó. Lần đầu tiên trong lịch sử, trẻ em ngày nay có thể phải đối mặt với tuổi thọ trung bình ngắn hơn bố mẹ, và đó là do vấn đề cân nặng. Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ đã khuyên sử dụng Chỉ số khối cơ thể (BMI) như một công cụ nhận biết bệnh béo phì ở trẻ nhỏ từ 2 tuổi trở lên. BMI từ 85% đến 95% được coi là thừa cân, từ 95% trở lên được coi là béo phì – cả hai trường hợp đều có nghĩa con bạn đang có nguy cơ cao bị tiểu đường, huyết áp cao, cholesterol cao và cần giảm cân.

 



Hãy tập cho bé thói quen ăn uống lành mạnh

Thay vì nhấn mạnh đến chế độ ăn giảm cân khắt khe, hãy tập trung vào việc có một lối sống lành mạnh. Bố mẹ hãy lập ra một quyển nhật ký thực phẩm hàng tuần và tham khảo ý kiến của bác sĩ nhi khoa. Hãy bảo đảm con bạn có ít nhất 60 phút hoạt động thể chất mỗi ngày như chơi đá bóng, nhảy múa hay đơn giản chỉ là chơi cùng bạn ở sân chơi…

7 – Là số bữa ăn gia đình mà bạn nên hướng tới mỗi tuần.

Bạn thật sự có thể ăn vì sức khỏe của con (và cả của chính bạn nữa): nghiên cứu đã liên kết các bữa ăn gia đình với việc giảm nguy cơ rối loạn ăn uống, sử dụng rượu và chất kích thích, cũng như tình trạng béo phì ở trẻ em và thanh thiếu niên. Và trẻ con không phải là đối tượng duy nhất được hưởng lợi từ việc cùng ngồi ăn những món ăn dinh dưỡng ngon lành. Các bữa ăn quây quần mang đến những lợi ích to lớn cho cả gia đình (bao gồm cả người lớn nữa), như thắt chặt thêm các mối quan hệ, nâng cao tình trạng sức khỏe thể chất và tinh thần… Sự thật là, bất kể con bạn bao nhiêu tuổi thì những bữa ăn với gia đình vẫn luôn là một lựa chọn thông minh.

Sưu tầm bởi: webtrertho

Xem thêm:

Xem thêm:

Tham khảo "":